MẬT TẠNGPHẬT GIÁO VIỆT NAMTẬP IIBan phiên dịch:Thích Viên Đức, Thích Thiền TâmThích Quảng Trí, Thích Thông ĐứcCư sĩ Huỳnh Thanh, Như Pháp Quân
MẬT TẠNG VIỆT NAM SỐ 26
BỒ TÁT ĐẠI TÙY CẦU
DẪN NHẬP
Bồ Tát Đại Tùy Cầu có tên Phạn là Maha Pratisàrah, dịch âm là Ma Ha Bát La Để Tát Lạc, lược xưng là Bồ Tát Tùy Cầu Ngài là một Hóa Thân của Bồ Tát Quán Âm và là một Tôn trong Quán Âm Viện trong Thai Tạng Giới Man Đa La của Mật Giáo. Do Tôn này thường tùy theo sự nguyện cầu của chúng sanh mà diệt trừ tội Vô Gián; trừ tai nạn về nước, lửa, đao binh, thuốc độc; trừ nạn rồng cá; miễn trừ nạn vua quan; cầu mưa; làm ngưng mưa gió; ban cho con cái, giúp được vãng sinh về cõi Cực Lạc…. nên có tên là Đại Tùy Cầu.
Tôn này có thân hình màu vàng đậm, 8 cánh tay dơ cao theo dạng Vô Úy. Bên phải, theo thứ tự 4 tay cầm: Chày Kim Cang Ngũ Cổ, Kích Xoa, Kiếm báu, Búa. Bên trái, 4 tay theo thứ tự cầm: Hoa sen (hoặc bánh xe), Rương Kinh Phạn, Phướng báu, sợi dây.
Theo Chùa Thiền Lâm, thì tay bên phải cầm sợi dây, tay bên trái cầm Kích Xoa. Như vậy thì 2 vật khí này được ghi nhận trái ngược nhau. Nay căn cứ vào Bản Kinh Phổ Biến Quang Minh Thanh Tĩnh Xí Thạnh Như Ý Bảo Ấn Tâm Vô Năng Thắng Đại Minh Vương Đại Tùy Cầu Đà-La-Ni, thì 4 bài Chân Ngôn ghi trong quyển Thượng biểu thị cho Vô Năng Thắng Minh Vương Đại Tâm Chân Ngôn hàm chứa 4 tay Ấn: Ngũ Cổ Kim Cang Ấn, Phủ Việt Ấn, Sách Ấn, Kiếm Ấn. Còn 4 bài Chân Ngôn ghi trong quyển Hạ biểu thị cho Vô Năng Thắng Minh Phi Đại Tâm Chân Ngôn bao hàm 4 tay Ấn: Luân Ấn, Tam Cổ Xoa Ấn, Như Ý Bảo Ấn, Đại Minh Tổng Trì Ấn. Do vậy, thì vật khí bên trái chính là sợi dây và vật khí bên phải chính là cây Kích.
Tôn này có Mật Hiệu là Dữ Nguyện Kim Cang. Chủng Tử là Pra ( ) biểu thị cho Chân Đế (Pa: Nhất Nghĩa Đế) vàTục Đế (Ra: Bụi của cõi tục), nên được xưng là Lý Trí Bất Nhị Tôn. Tam Muội Gia Hình là rương Kinh Phạn (Phạn Khiếp) là Lý biểu thị cho Định Tuệ Nhất Thể. Ngoài ra, Tôn này còn có các Chủng Tử khác là: Sa,Vam, Ah, Hùm với Tam Muội Gia Hình là: Chày Ngũ Cổ, Tháp Suất Đỗ Ba trong đó có chứa rương Kinh Phạn.
Theo Tùy Cầu Bát Ấn tinh (và) Thập Đại Ấn (1 Quyển Duy Cẩn-Từ Vận) thì có 10 Ấn, nhưng chỉ lưu truyền cho thế gian 8 Ấn. Tám Ấn này biểu thị cho 8 vật khí cầm tay, khi kết các Ấn này sẽ hiển hiện 8 tay của Bổn Tôn. Trong đó, 4 tay bên phải với 4 Chân ngôn biểu thị cho Vô Năng Thắng Minh Vương; 4 tay bên trái với 4 Chân ngôn biểu thị cho Vô Năng Thắng Minh Phi.
Tám Ấn Chân Ngôn là :
1. Ấn Ngũ Cổ Kim Cang Xử (Ấn Căn Bản): Hai tay cài chéo nhau bên trong rồi nắm lại thành quyền (Nội tương xoa) hợp cứng 2 ngón giữa, đặt 2 ngón trỏ ở sau ngón giữa và hơi co lại như móc câu. Đều hợp cứng 2 ngón út và 2 ngón cái, rồi hơi co lại liền thành. Ấn này còn được gọi là Ấn Tùy Cầu Đại Hộ Minh Vương, Ấn Phát Bồ Đề Tâm, Ấn Sám Hối. Khi kết xong thì gia trì ở 5 nơi là: trái tim, đỉnh đầu, tam tinh, lông mày bên phải, lông mày bên trái. Chân Ngôn là Avìra Hùm Kham, trong đó A(Trì quốc: Giữ gìn đất nước) Vì (Lấy Đại Bi làm gốc) Ra (Phương tiện làm cứu cánh) Hùm (Tất cả Như Lai Bí Mật Thần Thông) Kham (Các Pháp chân thật: Tất cả các Pháp rốt cuộc quy về Không Không) hoặc Đại Chân Ngôn.
Đại Chân Ngôn tên Phạn là Mahà pratisàra vidya dhàranïi lại ghi là: Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Tại Đà La Ni, Đại Tùy Cầu Vô Năng Thắng Đà La Ni, Tùy Cầu Tức Đắc Chân Ngôn. Lược xưng là Tùy Cầu Đà La Ni. Đây là Chân Ngôn hay tiêu diệt tất cả tội chướng, phá trừ nẻo ác, tùy sự mong cầu liền được phước đức.
Câu chữ của Chân Ngôn này thì các Kinh ghi không giống nhau. Tuy vậy, nội dung của Chân Ngôn thì không khác nhau bao nhiêu. Ví dụ bản của Ngài Đại Quảng Trí Bất Không ghi là Mama Sarvasatvànàm Ca (Tôi và tất cả chúng hữu tình), còn bản của Ngài Bảo Tư Duy ghi là Mama Sya (Nhóm chúng tôi) hoặc một vài câu có ghi trong bản này, nhưng không được ghi trong bản kia. Tựu chung, nội dung của Bài Đại Chân Ngôn có thể chia làm ba đoạn.
* Đoạn đầu: Biểu thị cho lý Quy mạng chư Phật, Bồ Tát và Tam Bảo.
* Đoạn giữa: Diễn nói là Bồ Tát Tùy Cầu bạt tế hết thảy tội chướng, sự sợ hãi, bệnh tật của tất cả chúng sanh, khiến cho thân tâm an vui, viên mãn sự mong cầu.
* Đoạn cuối: Diễn nói là người thọ trì Đà La Ni sẽ được các hàng Trời, Rồng, Quỷ Thần… thủ hộ và được sự hộ niệm của tất cả Như Lai.
2. Ấn Phủ Việt: Tay trái úp, tay phải ngửa sao cho dính lưng nhau. 10 ngón tay cùng trợ nhau móc lưng như hình cái búa. Chân Ngôn là Nhất Thiết Như Lai Tâm Chân Ngôn.
3. Ấn Sách: Hai tay nội tương xoa, dựng 2 ngón giữa rồi hơi co lại sao cho phần trên trụ dính nhau giống như hình sợi dây, liền thành. Chân Ngôn là Nhất Thiết Như Lai Tâm Ấn Chân Ngôn.
4. Ấn Kiếm: Chắp 2 tay, co lóng giữa của 2 ngón giữa khiến cho đầu ngón cùng trụ nhau liền thành. Chân Ngôn là Nhất Thiết Như Lai Kim Cang Bị Giáp Chân Ngôn.
5. Ấn Luân: Hai tay Ngoại tương xoa, hợp đứng 2 ngón vô danh, giao cứng 2 ngón út, liền thành. Chân Ngôn là Nhất Thiết Như Lai Quán Đảnh Chân Ngôn.
6. Ấn Tam Cổ Xoa: Hai ngón cái vịn trên móng 2 ngón út. Các ngón còn lại hợp cứng như hình Tam Kích Xoa, liền thành. Chân Ngôn là Nhất Thiết Như Lai Kết Giới Chân Ngôn.
7. Ấn Như Ý Bảo: Hai tay Ngoại tương xoa, 2 ngón trỏ trụ như hình Báu, kèm cứng 2 ngón cái liền thành. Chân Ngôn là Nhất Thiết Như Lai Tâm Trung Tâm Chân Ngôn.
8. Ấn Đại Minh Tổng Trì: Tay trái ngửa ngay trái tim, đem tay phải úp trên tay trái, cùng cài nhau khiến cho bằng phẳng, liền thành. Chân Ngôn là Nhất Thiết Như Lai Tùy Tâm Chân Ngôn.
Tám Ấn Chân Ngôn này biểu thị cho Lý Trí. Riêng Ấn thứ tám (Ấn Phạn Khiếp) dung hòa 5 Trí của 2 Bộ. Tất cả chư Phật Pháp Tạng dùng 5 Trí làm gốc. Năm Trí của 2 Bộ hòa hợp biểu thị cho một Đại Pháp Giới, trong Cung Pháp Giới này dung nhiếp 8 vạn Pháp Tạng. Đại Sư nói theo thứ tự là Nghịch chuyển Tiểu Thừa, Thuận chuyển Đại Thừa. Trong rương Kinh Phạn dung nạp nghĩa thú rõ ràng của tất cả Giáo Pháp về Đại Tiểu Thừa, cho nên Ấn và Chân Ngôn này có công năng thù thắng. Do vậy, Ấn và Chân Ngôn này thường được dùng để tác Bổn Tôn gia trì. Ngoài ra, tụng Tùy Tâm Chân Ngôn có thể làm ngưng các tai nạn, diệt tội chướng và tất cả nguyện cầu đều được đầy đủ. Riêng Tùy Tâm Chân Ngôn thì Bản của Ngài Bảo Tư Duy có ghi thêm câu Kuru Cale (Làm cho lay động) vào cuối Bài Chú mà các Bản khác không có.
Thông thường, người tu Mật Pháp này hay trì tụng Lược Pháp của 8 Ấn - Chân Ngôn là:
1. Om- Vajràya Svàha (Ngũ Cổ)
2. Om- Pra'sù Svàha (Việt Phủ)
3. Om- Pà'sa Svàha (Quyến sách)
4. Om- Khànga Svàha (Bảo Kiếm)
5. Om- Cakra Svàha (Luân)
6. Om- Tri'sùla Svàha (Tam Cổ Xoa)
7. Om- Cintamani Svàha (Bảo)
8. Om- mahà Vidya Dhàrani Svàha (Phạn Khiếp).
Tám Đạo Chú này đều được 99 ức trăm ngàn na do tha hằng hà sa đẳng chư Phật cùng nhau diễn nói, cùng nhau khen ngợi, cùng nhau tùy hỷ, nên 8 Chân Ngôn này có thế lực lớn, hay hàng phục Ma chúng. Nếu viết chép, đeo giữ, tâm thường ghi nhớ 8 Đạo Chú này, thì tất cả mộng ác, tướng ác, việc không kiết tường chẳng phạm vào thân.
Tóm lại điều cốt yếu để tu trì Pháp này là: Lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, viết chép, lưu truyền Đại Đà La Ni Đại Tùy Cầu thì sẽ được mọi loại Công đức như : Lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể cuốn chìm, không bị trúng độc, giáng phục địch quân, phá ngục Vô Gián, trừ nạn Rồng Cá, sanh sản an vui, miễn trừ nạn vua quan…
Về các Bản Thư liên quan đến Pháp Đại Tùy Cầu thì có rất nhiều (hơn 21 loại), nhưng chúng tôi chỉ có thể biên dịch một số Bản được ghi chép trong Mật Tạng Quyển 3, Đồ Tượng Quyển 3, 5, 6, 9 nên vẫn chưa được hoàn chỉnh. Riêng Bài Đại Chân Ngôn thì chúng tôi xin mạo muội phục hồi và ghi chép lại nghĩa thú của từng câu Chân Ngôn. Điều không thể tránh khỏi là còn sự sai sót. Do vậy chúng tôi chân thành xin các Bậc Tiền Bối, các Bậc Long Tượng trong Mật Giáo hãy rũ lòng Từ Bi chỉ bảo cho chúng tôi sửa chửa kịp thời những lỗi lầm của mình ngỏ hầu giúp ích cho những người cầu học Chánh Pháp Giải Thoát.
Cuối mùa Thu năm Mậu Dần
Huyền Thanh kính ghi
MẬT TẠNG VIỆT NAM SỐ 26
KINH PHỔ BIẾN QUANG MINH THANH TỊNH XÍ THẠNH NHƯ Ý BẢO ẤN TÂM VÔ NĂNG THẮNG ĐẠI MINH VƯƠNG ĐẠI TÙY CẦU ĐÀ LA NI
Mật Tạng Bộ 3 No.1153 (Tr.616 - Tr.632)
QUYỂN THƯỢNG
Chùa Đại Hưng Thiện, Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí
Bất Không dịch Phạn ra Hán văn.
Dịch Hán ra Việt văn : Huyền Thanh
TỰA
PHẨM THỨ NHẤT
Như vậy tôi nghe : Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại Lầu gác trên đỉnh Đại Kim Cang Tu Di Lô, an trụ trong Đại Kim Cang Tam Ma Địa, dùng cây Kiếp Thọ Đại Kim Cang trang nghiêm, nơi hoa sen báu trong cái ao Đại Kim Cang, chiếu soi cát Kim Cang mà rải bày trên mặt đất. Ở cung điện Đế Thích trong Đạo Trường Kim Cang của Đại Kim Cang gia trì, dùng câu đê na dữu đa trăm ngàn tòa Đại Kim Cương Sư Tử trang nghiêm, nói pháp Thần Thông Xứ là nơi gia trì thần lực của tất cả Như Lai, nhập vào Nhất Thiết Pháp Bình Đẳng Xuất Sinh Tát Bà Nhã Trí cùng với 84 câu đê na dữu đa Bồ Tát Chúng đến dự. Các Vị này đều là Bậc Nhất Sinh Bổ Xứ, được Bất thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, đều có thế lực lớn, thảy đều thị hiện Đại Kim Cương Giải Thoát Tam Ma Địa, thần thông của cõi Phật, trong khoảng sát na tùy tiện vào Tâm hạnh của tất cả Hữu tình, thành tựu mọi thứ đẹp đẽ màu nhiệm rộng lớn thâm sâu, khéo nói các Pháp, biện tài vô ngại, được đại thần thông đều hay cúng dường vô lượng Như Lai trong thế giới của Phật, thần thông tự tại của Đại cúng dường vân hải giải thoát Tam Ma Địa, Bất Cộng Giác Phần Đạo Chi, tất cả Địa Ba La Mật, thiện xảo tứ nhiếp, Từ Bi Hỷ Xả lực viễn ly, cùng gom chứa trong Tâm thanh tĩnh. Các Vị ấy tên là : Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Tạng, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Nhãn, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Thân, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Tuệ, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Thủ, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Tương Kích, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Na La Diên, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Du Hý, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Tích, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Kế, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Diệu, Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Tràng... Các Bậc Thượng Thủ như vậy cùng với chúng Bồ Tát Ma Ha Tát đền dự hội.
Lại có Chúng Đại Thanh Văn đều là Bậc Đại A La Hán đã đoạn trừ Hữu Kết, chấm dứt tất cả các Lậu, được Thiện Giải Thoát của Tâm Thiện Chính Tri, đều hay thị hiện Du Hý Thần Cảnh Thông của sức thần thông chẳng thể luận bàn, đều được thế lực lớn, không chấp trước vào sự thấy (Kiến vô trước) xa lìa tất cả cấu nhiễm, thiêu đốt hạt giống Tập Khí. Các Vị ấy tên là : Cụ Thọ Ca Diệp Ba, Cụ Thọ Đại Ca Diệp Ba, Cụ Thọ Ưu Lâu Tần Loa Ca Diệp Ba.. .Các Bậc Thượng Thủ như vậy cùng với chúng Đại Thanh Văn đến dư hội.
Lại có Đại Tự Tại Thiên Tử là Bậc Thượng Thủ cùng với vô lượng vô biên bất khả thuyết a tăng kỳ chúng Thiên Tử Tịnh Cư đến dự. Lại có Sa Ha Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương là Bậc Thượng Thủ cùng với Thiên Tử Phạm Chúng đến dự . Lại có Thiên Tử Tô Dạ Ma, Thiên Tử Hóa Lạc, Thiên Tử Tha Hóa Tự Tại, Thiên Đế Thích cùng với các Thiên Tử quyến thuộc đến dự.
Lại có A Tô La Vương Tỳ Ma Chất Đa La, A Tô La Vương Mạt La, A Tô La Vương Linh Hoan Hỷ, A Tô La Vương Chiếu Diệu, A Tô La Vương La Hầu. Các A Tô La Vương Thượng thủ như vậy cùng với vô lượng vô biên A Tô La Vương quyến thuộc đến dự.
Lại có Long Vương Sa Già La, Long Vương Đức Xoa Ca, Long Vương Tô Phộc Chỉ, Long Vương Thương Khư Ba La, Long Vương Yết Cú Tra Ca, Long Vương Liên Hoa, Long Vương Đại Liên Hoa. Các Long Vương Thượng thủ như vậy cùng với vô lượng vô biên a câu đê Long Vương chúng đến dự.
Lại có Thọ Khẩn Na La Vương cùng với vô lượng vô biên Khẩn Na La Vương quyến thuộc đến dự.
Lại có Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu Trì Minh Tiên Vương cùng với vô lượng vô biên Trì Minh Tiên Vương quyến thuộc đến dự.
Lại có Ngũ Kế Càn Đạt Bà Vương cùng với vô lượng vô biên Càn Đạt Bà Vương quyến thuộc đến dự.
Lại có Kim Ngân Nghiệt Lộ Trà Vương cùng với vô lượng vô biên Nghiệt Lộ Trà Vương quyến thuộc đến dự.
Lại có Dược Xoa Vương Đa Văn, Dược Xoa Vương Bảo Hiền, Dược Xoa Vương Mãn Hiền, Dược Xoa Vương Bán Chi Ca cùng với vô lượng vô biên Dược Xoa Vương quyến thuộc đến dự.
Lại có Ha Lợi Đế Mẫu cùng với 500 người con là quyến thuộc đến dự.
Lại có 7 Vị Hộ Thế Mẫu Thiên , 7 vị Đại La Sát Mẫu, 7 vị Tiên Thiên dạo chơi trên hư không, 9 vị Chấp Diệu Thiên, Địa Thiên Phương Ngung, Thiên Nữ Biện Tài cùng với quyến thuộc đến dự.
Lại có loài gây chướng, Tỳ Na Dạ Ca, Tất Lệ Đa, Bộ Đa. Tất cả đều là Bậc có Đại uy đức cùng với quyến thuộc đến dự.
Lại có tất cả Sơn Vương, tất cả Hải Vương, Hộ Thế Vương, Thủy Thiên, Thiên Vương Trì Quốc, Thiên Vương Tăng Trưởng, Thiên Vương Aùc Mục, La Sát Chủ Trì Bổng, 7 vị Phong Thiên, Y Xá Na Thiên với các bà vợ cùng với 1000 câu đê na dữu đa quyến thuộc đến dự .
Lại có Thiên Na La Diên cùng với quyến thuộc đến dự.
Lại có Nại Đa Ca, Na Ma Ca, Lô Hạ Ca, Đại Già Na Bát Đề, Di Cù La Ca. Tỳ Na Dạ Ca Vương như vậy cùng với vô lượng vô biên Tỳ Na Dạ Ca quyến thuộc đến dự .
Lại có 60 vị Du Hành chư Thành Aáp Vương với quyến thuộc đến dự. Lại có bốn chị em Thần Nữ với các người anh là quyến thuộc đến dự.
Lại có Kim Cương Thương Yết La Nữ cùng với 64 vị Kim Cương Nữ là quyến thuộc đến dự. Lại có Kim Cương Quân Đồng Tử, Tô Ma Hô Đồng Tử, Đỉnh Hạnh Đồng Tử cùng với vô lượng vô biên Kim Cương Tộc là quyến thuộc đến dự.
Lại có hàng tin tưởng trong sạch nơi Phật Pháp Tăng là Trời, Rồng, Dược Xoa, Càn Đạt Bà, A Tô La, Nghiệt Lộ Trà, Khẩn Na La, Ma Hộ La Già, Bộ Đa, Tất Xá Già, A Bát Sa Ma La, Ổn Ma Na, Sa Đình Sa, Tứ Lý Ca, Ô Tát Đa La Ca, Thiên Tử Nhật Nguyệt, Thiên Thần Triêu, Thiên Nhật Ngọ, Thiên Hoàng Hôn, Thiên Trung Dạ, Thiên Nhất Thiết Thời cùng với vô lượng vô biên a tăng kỳ quyến thuộc đến dự.
Bấy giờ Đức Thế Tôn khéo chuyển bánh xe Pháp, làm xong việc Phật, viên mãn Phước Đức Trí Tuệ cứu cánh, khéo nhiếp thọ Nhất Thiết Trí Đại Bồ Đề, đắc được Ba La Mật Xí Thịnh Địa, dùng 32 tướng trang nghiêm Pháp Thân, dùng 84 vẻ đẹp trang nghiêm tất cả chi phần, Nhất thiết hữu tình vô sở quán đỉnh Tướng vượt hơn hẳn tất cả Ma La, thông đạt Nhất Thiết Trí Trí, đầy đủ năm loại mắt, thành tựu tất cả Tướng, thành tựu Nhất Thiết Trí Trí, thành tựu tất cả Phật Pháp, đập nát dị luận của tất cả Ma, hiển cao danh xưng Đại Hùng Mãnh Sư Tử Hống, phá hoại vô minh hắc ám, dùng sự gom chứa về : Thí, Giới, Nhẫn, Cần Dũng, Tĩnh Lự, Bát Nhã, Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí Ba La Mật, khổ hạnh khó hành trong vô lượng vô biên a tăng kỳ trăm ngàn câu đê na dữu đa kiếp, chuyển được 32 tướng Đại Nhân, 84 vẻ đẹp trang nghiêm. Thân đó ngồi trên Tòa Đại Bảo Kim Cương Liên Hoa Tạng Sư Tử. Tòa ngồi đó được trang nghiêm bằng vô lượng viên ngọc báu, võng lưới báu khi gió nhẹ thổi qua đều phát ra âm thanh vi diệu. Dùng vô lượng Kim Cương Giới an trụ Thần Túc. Dùng vô lượng báu Kim Cương trang nghiêm cho viên ngọc đỏ do con cá Ma Kiệt phun ra và dùng miệng ngậm lại. Dùng vô lượng báu trang sức cánh hoa sen. Dùng Hổ phách, đại Hổ phách, Đế Thanh, đại Đế Thanh, Bổ Sa La Già trang nghiêm cái võng, ánh sáng rộng lớn đoan nghiêm. Dùng vô lượng báu Kim Cương trang nghiêm cái cán của cây phan cây lọng. Dùng bóng mát của vô lượng câu đê na dữu đa trăm ngàn cây Kiếp Thọ trang nghiêm Tòa ngồi rộng lớn như Tu Di ấy, giống như ngọn núi vàng tỏa ánh hào quang rực rỡ sáng chói vượt hẳn 1000 mặt trời. Mặt đất của nơi ấy tròn đầy giống như mặt trăng thanh tĩnh khiến cho các Hữu tình vui thích ngắm nhìn như Pháp của Như Lai, như hoa hé nở của cây Đại Kiếp Thọ ấy. Pháp màu nhiệm đã nói : Ban đầu, khoảng giữa, chặng cuối đều tốt lành. Lời nói về nghĩa thâm sâu mau chóng của Pháp ấy rất khéo léo, thanh tĩnh, tinh khiết, thuần nhất không pha tạp.
Khi ấy từ Đỉnh đầu và Hào Tướng của Đức Thế Tôn phóng ra ánh sáng lớn. Aùnh sáng này chiếu khắp 3000 Đại Thiên Thế Giới cho đến như hằng hà sa số Thế Giới của Phật. Hết thảy Như Lai ở Thế Giới đó ngồi trên Tòa Sư Tử được trang nghiêm bằng vô lượng báu, ngự bên trong lầu gác đại trang nghiêm, nói Pháp cùng với tất cả Bồ Tát, Đại Thanh Văn, Tỳ Khưu, Tỳ Khưu ni, Tịnh Tín Nam, Tịnh Tín Nữ, Trời, Rồng, Dược Xoa, Càn Đạt Bà, A Tố La, Nghiệt Lộ Trà, Khẩn Na La, Ma Hộ La Già thảy đều được chiếu diệu mà hiển hiện rõ ràng.
Bấy giờ Đức Thế Tôn vì khắp tất cả mà nói Già Đà là :
Nay Ta nói Tùy Cầu Thương xót các Hữu tình
Đại Đà La Ni này Hay đập kẻ khó phục
Các tội nặng cực ác Nếu có duyên nghe qua
Đà La Ni Tùy Cầu Tất cả tội tiêu diệt
An vui các Hữu tình Giải thoát tất cả bệnh
Đại Bi vì chúng sinh Nên Đức Thế Tôn nói
Làm cho được giải thoát Mau lìa các nẻo ác
Nếu vào cung Tu La Cung Dược Xoa, La Sát
Bộ Đa, Rồng, Quỷ Thần Các cung điện như vậy
Tùy ý vào được cả Đều dùng Đại Minh này
Mà làm nơi gia hộ Nơi chiến đấu hiểm nguy
Chẳng bị oán trớ hại Với các hàng Quỷ Mỵ
Do xưng Đà La Ni Các Mỵ đều hoại diệt
Sa Kiến, Ổn Mạt Na Tất Xá, Noa Cát Nễ
Mãnh ác đoạt tinh khí Loại hữu tình ác độc
Hết thảy đều tiêu diệt Do uy đức Tùy Cầu
Kẻ địch đều hoại diệt Hết thảy Pháp Chú Trớ
Yểm đảo đều vô hiệu Định nghiệp chẳng thọ báo
Chẳng bị trúng trùng độc Nước, lửa với đao, gậy
Sấm sét, sương, mưa đá Gió bão, mưa bạo ác
Các nạn đều được thoát Oán địch đều giáng phục
Nếu người trì Minh này Hoặc đeo cổ, đeo tay
Mọi nguyện cầu đều thành Tất cả điều mong ước
Thảy đều được như ý Thiên Vương đều gia hộ
Với các Đại Long Vương Bồ Tát, Đại Cần Dũng
Duyên Giác và Thanh Văn Tất cả các Như Lai
Minh Phi, Đại Uy Đức Thảy đều cùng ủng hộ
Người thọ trì Tùy Cầu Kim Cương Bí Mật Chủ
Bốn Thiên Vương Hộ Thế Đối với người Trì Minh
Ngày đêm thường gia hộ Đế Thích, Chúng Đao Lợi
Phạm Vương, Tỳ Lữu Thiên Với Ma Hê Thủ La
Chúng sinh Câu Ma La Đại Hắc, Hỷ Tự Tại
Tất cả chúng Thiên Mẫu Với các Ma Chúng khác
Khổ Hạnh Uy Đức Tiên Cùng với Mật Ngữ Thiên
Thảy đều đến ủng hộ Người trì Tùy Cầu này
Minh Phi, Đại Bi Tôn Dũng mãnh đủ thần lực
Ma Ma, Tỳ Câu Đê Đa La, Ương Câu Thi
Cùng với Kim Cương Tỏa Bạch Y, Đại Bạch Y
Thánh Ma Ha Ca Ly Sứ Giả, Kim Cương Sứ
Diệu Sách, Kim Cương Sách Chấp Luân Đại Lực Giả
Kim Cương Man, Đại Minh Cam Lộ Quân Trà Lợi
Vô Năng Thắng Minh Phi Hắc Nhĩ, Cát Tường Thiên
Đại Phước Uy Đức Tôn Liên Hoa Quân Trà Lợi
Hoa Xỉ với Châu Kế Kim Man Chất Nghiệt La
Đại Uy Đức Cát Tường Với Điển Trang Nghiêm Thiên
Nhất Kế Đại La Sát Với Phật Địa Hộ Tôn
Ca Ba Lợi Minh Nữ Lăng Già Tự Tại Tôn
Với nhiều loại chúng khác Hết thảy đều ủng hộ
Do Đại Minh tại tay Ha Lợi Đế và con
Bán Chi Ca Đại Tướng Thương Diệp Ni, Tích Xỉ
Cát Tường và Biện Tài Do trì Mật Ngôn này
Ngày đêm thường tùy toại Nếu có các người nữ
Trì Đà La Ni này Kẻ ấy đều thành tựu
Trai gái ở trong thai Thai an ổn tăng trưởng
Sinh nở đều an vui Tất cả bệnh đều trừ
Các tội đều tiêu diệt Phước lực thường đầy đủ
Lúa gạo với tài bảo Thảy đều được tăng trưởng
Lời nói khiến người nghe Nơi nơi đều cung kính
Nam tử với nữ nhân Thanh tịnh hay thọ trì
Thường ôm Tâm Từ Bi Cứu giúp các Hữu tình
Nguyện họ được an vui Khiến xa lìa bệnh tật
Quốc Vương và Hậu Cung Đều sinh tâm cung kính
Cát tường thường xí thịnh Các phước đều tăng trưởng
Tất cả Pháp Chân Ngôn Thảy đều được thành tựu
Thành nhập tất cả Đàn Được thành Tam Muội Gia
Như Lai thành thật nói Chẳng hay gặp mộng ác
Đều diệt trừ các tội Phiền não và oán địch
Diệt tai họa Chấp Diệu Đại Trí Tự Tại nói
Hay mãn nguyện ước khác Vì thế nay Ta nói
Đại Chúng đều lắng nghe
- Nẳng mô tát phạ đát tha nga đa nam (NAMO SARVA TATHÀGATANÀM) Nẵng mô nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đa-phạ- Một đà, đạt ma, tăng khế tỳ dược (NAMO NAMAH SARVA BUDDHA BODHISATVA- BUDDHA, DHARMA, SAMGHE BHYAH) .
AÙn (OM) Vĩ bổ la nghiệt beä (VIPULA GARBHE) Vĩ bổ la, vĩ
ma lê, nhạ dã nghiệt bệ (VIPULA VIMALE JAYA GARBHE) Phạ nhật-la nhập-phạ la nghiệt bệ (VAJRA JVALA GARBHE) Nga để nga hạ nãnh (GATI GAHANE) Nga nga nẵng vĩ thú đà ninh (GAGANA VI’SODHANE) Tát phạ bá bả vĩ thú đà ninh (SARVA PÀPA VI’SODHANE).
Án (OM) - Ngu noa phạ để (GUNA VATI) Nga nga lị ni (GAGARINI) Nghĩ lị, nghị lị (GIRI GIRI) Nga ma lị, nga ma lị(GAMÀRI GAMÀRI) Ngược hạ, ngược haï (GAHA GAHA) Nghiệt nga lị, nghiệt nga lị (GARGÀRI GARGÀRI) Nga nga lị, nga nga lị (GAGARI GAGARI) Nghiêm bà lị, nghiêm bà lị (GAMBHARI GAMBHARI)Nga để, nga để (GATI GATI) Nga ma nãnh, nga lệ (GAMANI GARE) Ngu lỗ, ngu lỗ, ngu lỗ ni (GÙRU GÙRU GÙRUNE)Tả lệ, a tã lệ, mẫu tả lệ (CALE ACALE MUCALE) Nhạ duệ, vĩ nhạ duệ (JAYA VIJAYA) Tát phạ bà dã, vĩ nga đế (SARVA PÀPA VIGATE) Nghiệt bà tam bà la ni(GARBHA SAMBHARANI) Tất lị, tất lị (SIRI SIRI) Nhĩ lị, nhĩ lị (MIRI MIRI) Chi lị, chi lị (GHIRI GHIRI) Tam mãn đá ca la-sái ni (SAMANTA AKARSANI) Tát phạ thiết đốt-lỗ , bát-la ma tha nãnh (SARVA ‘SATRÙ PRAMATHANI) La khất-sái, la khất-sái (RAKSA RAKSA) Ma ma (Tôi, họ tên....) (MAMA .....) Tát phạ tát đa-phạ nan tả (SARVA SATVANÀMCA) Vĩ lị, vĩ lị(VIRI VIRI) Vĩ nga đá (VIGATA) Phạ la noa bà dã nẵng xả nãnh (AVARANI BHAYA NÀ’SANI) Tô lị, tô lị (SURI SURI) Tức lị(CILI) Kiếm ma lê, vĩ ma lê, nhạ duệ(KAMALE VIMALE JAYE) Nhạ dã phạ hề(JAYA VAHE) Nhạ dã phạ để, Bà nga phạ để (JAYA VATI BHAGAVATI) La đát-nẵng ma củ tra, ma la đà lị (RATNA MAKUTA DHÀRI) Ma hộ, vĩ vĩ đà , vĩ tức đát-la, phệ sái, lỗ bạt, đà lị ni (BAHU VIVIDHA VICITRA VESA RÙPA DHÀRANI) Bà nga phạ để (BHAGAVATI) Ma hạ vĩ nễ-dã nê vĩ (MAHÀ VIDYA DEVI) La khất-sái, la khất-sái (RAKSA RAKSA) Ma ma (Tôi, tên là.....) (MAMA.....)
Tát phạ tát đa-phạ nan taû (SARVA SATVANÀMCA) Tam mãn đá tát phạ đát-la (SAMANTA SARVATRÀ) Tát phạ bá bả, vĩ thú đà nãnh (SARVA PÀPA VI’SODHANE) Hộ lỗ, hộ lỗ (HULU HULU
Nhược khất-sát đát-la, ma la, đà lị ni(NAKSATRA MÀLÀ DHÀRANI) La khất-sái hàm (RAKSA MÀM) Ma ma (Tôi, tên là....) (MAMA......) A nẵng tha tả (ANÀTHA SYA) Đát-la noa bả la gia noa tả (ATRÀNA PARÀYANA SYA) Bả lị mô tả, dã minh(PARIMOCA YA ME) Tát phạ nậu khế tỳ dược (SARVA DUHKHE BHYAH) Chiến ni, chiến ni, tán nị nãnh (CANDI CANDI CANDINI) Phệ nga phạ để (VEGA VATI)Tát phạ nột sắt-tra, nãnh phạ la ni(SARVA DUSTA NIVARANI) Thiết đốt-lỗ bạc khất-xoa (‘SATRÙ PAKSA) Bát-la mạt tha nãnh (PRAMATHANI) Vĩ nhạ dã phạ tứ nãnh (VIJAYA VÀHINI) Hộ lỗ, hộ loã (HURU HURU) Mẫu lỗ, mẫu lỗ (MURU MURU) Tổ lỗ, tổ lỗ (CURU CURU) A dục, bá la nãnh, tô la (AYUH PÀLANI SURA) Phạ la mạt tha nãnh (VARA MATHANI)Tát phạ nê phạ đá (SARVA DEVATA) Bố tỉ đế (PÙJITE) Địa lị, địa lị (DHIRI DHIRI)Tam mãn đá phạ lộ chỉ đế bát la bệ(SAMANTA AVALOKITE PRABHE) Bát-la bệ, tô bát-la bà (PRABHE SUPRABHE) Vĩ truật đệ (VI’SUDDHE) Tát phạ bá bả, vĩ thú đà ninh (SARVA PÀPA VI’SODHANE ) Đạt la, đạt la, đạt la ni (DHARA DHARA DHARANI) La la đạt lệ (RARA DHARE)
Tô mẫu, tô mẫu (SUMU SUMU) Lỗ lỗ tả lê (RURU CALE) Tả la gia, nô sắt-lãng (CALÀYA DUSTA) Bố la dã mính, a thiêm, thất-lị (PÙRAYA ME À’SAM ‘SRÌ) Phạ bổ đà nam (VAPUDHANAM) Nhạ dã, kiếm ma lê (JAYA KAMALE) Khất-sử ni, khất-sử ni (KSINI KSINI) Tát la ni, tát la năng củ thế (VARADE VARADA ANÕKU’SE).
Án (OM) - Bát nột-ma vĩ truật đệ (PADMA VI’SUDDHE) Thú đà dã, thú đà dã (‘SODHAYA ‘SODHAYA) Thuấn đệ(‘SUDDHE) Bạt la, bạt la (BHARA BHARA) Tỷ lị, tỷ lị (BHIRI BHIRI) Bộ lỗ, bộ lỗ (BHURU BHURU) Mộng nga la, vĩ thuấn đệ (MAMGALA VI’SUDDHE) Bạt vĩ đát-la, mục khế (PAVITRA MUKHI) Khát nghĩ ni, khát nghĩ ni (KHARGANI KHARGANI) Khư la, khư la (KHARA KHARA) Nhập-phộc lý đa thủy lệ (JVALITA ‘SIRE) Tam mãn đa bát-la sa lị đá, phộc bà tất đa, truật đệ (SAMANTA PRASARITA VABHASITA ‘SUDDHE) Nhập-phộc la, nhập-phộc la(JVALA JVALA) Tát phộc nê phộc nga noa, tam ma đa ca la-sái ni (SARVA DEVAGANA SAMA AKARSANI) Tát để-dã phộc đế (SATYA VATI) La hộ, la hộ (LAHU LAHU) Hộ nộ, hộ nộ (HUNU HUNU) Khất-sử ni, khất-sử ni (KSINI KSINI) Tát phộc nghĩ-la hạ bạc khất-sái ni (SARVA GRAHA BHAKSANI
Vĩnh nga lý, vĩnh nga lý (PIMÏGALI PIMÏGALI) Tổ mẫu, tổ mẫu (CUMU CUMU)Tô mẫu, tô mẫu (SUMU SUMU) Tổ mẫu tả lệ (CUVI CARE) Đa la, đa la (TARA TARA) Nẵng nga vĩ lộ chỉ nãnh đa la dã đổ hàm (NÀGA VILOKITE TÀRÀYA TUMAM) Bà nga phộc để (BHAGAVATI) A sắt-tra ma hạ bà duệ tỳ dược (ASTA MAHÀ BHAYE BHYAH) Tam muộn nại-la (SAMUDRA) Sa nga la (SÀGARA) Bát lị-dần đảm, bá đá la, nga nga nẵng, đát lãm (PRATYANTÀM PÀTÀLA GAGANA TALAM) Tát phộc đát la (SARVATRÀ) Tam mãn đế nẵng (SAMANTENA) Nễ xả mãn đệ nẵng (DI’SA BANDHENA) Phộc nhật-la bát-la ca la (VAJRA PRÀKÀRA) Phộc nhật-la bá xả mãn đà mật nẵng (VAJRA PA’SA BANDHANE) Phộc nhật-la,nhập phộc-la, vĩ truật đệ (VAJRA JVALA VI’SUDDHE) Bộ lị, bộ lị (BHURI BHURI) Nghiệt bà phộc để (GARBHA VATI) Nghiệt bà vĩ thú đà nãnh (GARBHA VI’SODHANE) Câu khất-sử tam bố la ni (KUKSI SAPÙRANI) Nhập phộc-la, nhập phộc-la (JVALA JVALA) Tả la, tả la (CALA CALA) Nhập phộc-lý nãnh (JVALANI) Bát-la vạt sát đổ, nê phộc (PRAVASATU DEVA) Tam mãn đế nãnh (SAMANTENA) Nễ miễu ná kế nãnh (DIDHYODAKENA) A mật-lật đa phộc la-sái ni (AMRTA VARSANI) Nê phộc đá phộc đá la ni (DEVA DEVA DHÀRANI) A tỵ tru giả mính (ABHISIMCA TUME) Tô nga đa (SUGATA) Phộc tả nẵng mật-lật đa (VACANA AMRTA) Phộc la phộc bổ sái (VARA VAPUSPE) La khất-sái, la khất-sái (RAKSA RAKSA) Ma ma (Tôi tên là...) (MAMA...) Tát phộc tát đa-phộc nan tả (SARVA SATVÀNÀMCA) Tát phộc đát-la (SARVATRÀ) Tát phộc ná (SARVADÀ) Tát phộc bà duệ tỳ-dược (SARVA BHAYE BHYAH) Tát mạo bát nại-la phệ tỳ-dược (SARVOPADRAVE BHYAH) Tát mạo bả tăng nghê tỳ-dược (SARVOPASAGRE BHYH) Tát phộc nột sắt-tra bà dã tỵ đát tả (SARVA DUSTA BHAYA BHÌTA SYA) Tát phộc ca li, ca la hạ, vĩ nghiệt la hạ (SARVA KÀLI KALAHÀ VIGRAHA) Vĩ phộc ná (VIVÀDA) Nậu tát-phộc bả-nan nột nãnh nhĩ đá (DUHSVAPNÀM DURNI MINTA) Mộng nga la (AMAMGALLYA) Bá bả (PÀPA) Vĩ nẵng xả nãnh (VINA’SANI) Tát phộc dược khất-xoa (SARVA YAKSA)La khất-sái sa (RAKSASA) Nẵng nga (NÀGA) Nãnh phộc la ni (NIVARANI) Tát la ni sa lệ (SARANI SARE) Ma la , ma la, ma la phộc để (BALA BALA - BALA VATI) Nhạ dã, nhạ dã (JAYA JAYA) Nhạ dã đổ hàm (JAYA YUMAM) Tát phộc tát-la (SARVATRÀ) Tát phộc la lam (SARVA KÀRAM) Tất đệ đổ mính (SIDDHE TUME) Ế hàm, ma hạ vĩ niệm, sa đà dã (IMAM MAHÀ VIDYA SÀDHAYA) Sa đà dã tát phộc mạn noa la (SADHAYA SARVA MANDALA) Sa đà nãnh già đa dã (SÀDHANI GHÀTAYA) Tát phộc vĩ cận-nãnh (SARVA VIGHNAM) Nhạ dã, nhạ dã (JAYA JAYA)Tất đệ, tất đệ (SIDDHE SIDDHE) Tô tất đệ(SUSIDDHE) Tất địa-dã, tất địa-dã (SIDDHYA SIDDHYA) Một địa-dã, một địa-dã (BUDDHYA BUDDHYA) Bố la dã, bố la dã (PÙRAYA PÙRAYA) Bố la ni, bố lani (PÙRANI PÙRANI) Bố la dã, mính, a thiêm (PÙRAYA ME À’SAM) Tát phộc vĩ nễ dã (SARVA VIDYA) Địa nga đa(ADHIGATA) Một lật-đế (MÙRTTE) Nhạ dụ đa lị (JAYOTTARI) Nhạ dạ phộc để (JAYA VATI) Để sắt-xá, để sắt-xá (TISTA TISTA) Tam ma dã ma nỗ bá la dã (SAMAYAM ANUPÀLAYA) Đát tha nghiệt đa, ngật-lị nãi dã (TATHÀGATA HRDAYA) Thuấn đệ(‘SUDDHE) Nhĩ-dã phộc lộ ca dã hàm (VYAVALOKAYA MAM) A sắt-tra tỵ ma hạ ná lỗ noa bà (ASTA MAHÀ DÀRUNA BHAYE) Tát la, tát la (SARA SARA) Bát-la sa la, bát-la sa la (PRASARA PRASARA) Tát phộc phộc la noa tỵ thú đà nãnh (SARVA AVARANA VI’SODHANE) Tam mãn đá ca la man noa la vĩ thuấn đệ (SAMANTA KÀRA MANDALA VI’SUDDHE) Vĩ nga đế, vĩ nga đế, vĩ nga đa, ma la vĩ thú đà nãnh (VIGATE VIGATE VIGATA MALA VI’SODHANE) Khất-sử ni, khất-sử ni (KSINI KSINI) Tát phộc bá bả vĩ thuấn đệ (SARVA PÀPA VI’SUDDHE) Ma la vĩ nghiệt đế (MARA VIGATE)
Đế nhạ phộc để (TEJA VATI) Phộc nhật-la phộc để (VAJRA VATI) Tát-lạt lộ chỉ-dã địa sắt-xỉ đế, sa-phộc hạ (TRAILOKYA ADHISTITE SVÀHÀ) Tát phộc đát tha, một đà, vĩ sắt cật-đế, sa-phộc hạ (SARVA TATHÀ BUDDHA ABHISIKTE SVÀHÀ) Tát phộc mạo địa tát đa-phộc, vĩ sắt cật-đế, sa-phộc hạ (SARVA BADHISATVA ABHISIKTE SVÀHÀ) Tát phộc nê phộc đa, vĩ sắt cật-đế, sa-phộc hạ (SARVA DEVATÀ ABHISIKTE SVÀHÀ) Tát phộc đát tha nga đa cật-lị nãi dạ, địa sắt xỉ đa, hột-lị nãi duệ, sa-phộc hạ (SARVA TATHÀGATA HRDAYA ADHISTITA HRDAYE SVÀHÀ) Tát phộc đát tha nga đa tam ma dã tất đệ, sa-phộc hạ (SARVA TATHÀGATA SAMAYA SIDDHE SVÀHÀ) Ấn nại-lệ, ấn nại-la phộc để, ấn nại-la nhĩ-dã phộc lộ chỉ đế, sa-phộc hạ (INDRE INDRAVATI INDRA VYAVALOKITE SVÀHÀ) Một-la hám-mính, một-la hám-ma để-dữu sử đế, sa-phộc hạ (BRAHME BRAHMA ADHYUSTE SVÀHÀ) Vĩ sắt-nỗ nẵng mạc tắc cật-lị đế, sa-phộc hạ (VISNU NAMASKRTE SVÀHÀ) Ma hệ thấp-phộc la mãn nễ đa, bố nhĩ đá duệ, sa-phộc hạ (MAHE’SVARA VANDITA PÙJITAYE SVÀHÀ) Phộc nhật-la đà la, phộc nhật-la bá ni, ma la vĩ lị-dã địa sắt-xỉ đế, sa-phộc hạ (VAJRADHÀRA VAJRAPÀNI BALA VÌRYA ADHISTITE SVÀHÀ) Địa-lã đa la sắt-tra-la dã, tát-phộc hạ (DHRTARÀSTRÀYA SVÀHÀ) Vĩ lỗ trà ca dã, tát-phộc hạ(VIRÙDHAKÀYA SVÀHÀ) Phệ thất-la ma noa dã, tát-phộc hạ (VAI’SRAVANÀYA SVÀHÀ) Tạt đốt ma hạ la nhạ nẵng mạc tắc-cật-lị đá dã, tát-phộc hạ (CATUR MAHÀ RÀJA NAMASKRTÀYA SVÀHÀ) Diễm ma dã, tát-phộc hạ (YAMMÀYA SVÀHÀ) Diễm ma bố nhĩ đa, nẵng mạc tắc-cật-lị đá dã, tát-phộc hạ (YAMMA PÙJITA NAMASKRTÀYA SVÀHÀ) Phộc lỗ noa dã Tát-phộc hạ (VARUNÀYA SVÀHÀ) Ma lỗ đá dã Tát-phộc hạ (MARÙTÀYA SVÀHÀ) Ma ha ma lỗ đá dã Tát-phộc hạ (MAHÀ MARÙTÀYA SVÀHÀ) A ngân-nẵng duệ Tát-phộc hạ (AGNAYE SVÀHÀ) Nẵng nga vĩ lộ chỉ đá dã Tát-phộc hạ (NÀGAVILOKITÀYA SVÀHÀ) Nê phộc nga nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (DEVA GANE BHYAH SVÀHÀ) Nẵng nga nga nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (NÀGA GANE BHYAH SVÀHÀ) Dược khất-sái nga nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (YAKSA GANE BHYAH SVÀHÀ) La kất-sái sa nga nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (RÀKSASA GANE BHYAH SVÀHÀ) Ngạn đạt phộc tát nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (GANDHARVA GANE BHYAH SVÀHÀ) A tô la nga nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (ASURA GANE BHYAH SVÀHÀ) Nga lỗ noa nga nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (GARUDA GANE BHYAH SVÀHÀ) Khẩn na la nga nãi tỳ-dược Tát-phộc hạ (KINNARA GANE BHYAH SVÀHÀ) Ma hộ la nga nễ tỳ-dược Tát-phộc hạ (MAHORAGA GANE BHYAH SVÀHÀ) Ma nộ sái tỳ-dược Tát-phộc hạ (MANU SYE BHYAH SVÀHÀ) A ma nộ sái tỳ-dược Tát-phộc hạ (AMANU SYE BHYAH SVÀHÀ) Tát phộc nghiệt-la hệ tỳ-dược Tát-phộc hạ (SARVA GRAHE BHYAH SVÀHÀ) Tát phộc bộ đế tỳ-dược Tát-phộc hạ (SARVA BHÙTE BHYAH SVÀHÀ) Bật lị đế tỳ-dược Tát-phộc hạ (PRETE BHYAH SVÀHÀ)Tỳ xả tế tỳ-dược Tát-phộc hạ (PI’SACE BHYAH SVÀHÀ) A bả sa-ma lệ tỳ-dược Tát-phộc hạ (APASMARE BHYAH SVÀHÀ) Cấm bạn nễ tỳ-dược Tát-phộc hạ (KUMBHÀNDE BHYAH SVÀHÀ)
Án- Độ lỗ, độ lỗ Tát-phộc hạ (OM- DHURU DHURU SVÀHÀ
Án- Đổ lỗ, đổ lỗ Tát-phộc hạ (OM- TURU TURU SVÀHÀ)
Án- Mẫu lỗ, mẫu mẫu Tát-phộc hạ (OM- MURU MURU SVÀHÀ) .
Hạ nẵng, hạ nẵng, tát phộc thiết đổ-lỗ nẫm Tát-phộc hạ (HANA HANA SARVA ‘SATRÙNÀM SVÀHÀ) Ná hạ, ná hạ tát phộc nột sắt-tra, bát-la nột sắt-tra nẫm Tát-phộc hạ (DAHA DAHA SARVA DUSTA PRADUSTANÀM SVÀHÀ) Bát tá, bát tá tát phộc bát-la để dã dịch ca, bát-la để-dã nhĩ đát-la nẫm (PACA PACA SARVA PRATYARTHIKA PRATYÀMITRANÀM) Duệ ma ma (YE MAMA) A tứ đế sử noa(AHITESINA) Đế sam, tát phệ sam, xả lị lãm, nhập-phộc la dã, nột sắt-tra tức đá nẫm Tát-phộc hạ (TESAM SARVESÀM ‘SARIRAM JVALÀYA ADUSTA CITTÀNÀM SVÀHÀ) Nhập-phộc lý đá dã Tát-phộc hạ (JVALITÀYA SVÀHÀ)
Bát-la nhập-phộc lý đá dã Tát-phộc hạ (PRAJVALITÀYA SVÀHÀ) Nễ bát-đá nhập-phộc la dã Tát-phộc hạ (DÌPTA JVALÀYA SVÀHÀ) Tam mãn đa nhập-phộc la dã Tát-phộc hạ (SAMANTA JVALÀYA SVÀHÀ) Ma ni bạt nại-la dã Tát-phộc hạ (MANI BHADRÀYA SVÀHÀ) Bố la-noa bả nại-la dã Tát-phộc hạ (PÙRNA BHADRÀYA SVÀHÀ) Ma hạ ca la dã Tát-phộc hạ (MAHÀ KÀLÀYA SVÀHÀ) Ma để-lị nga noa dã Tát-phộc hạ (MATRANÀYA SVÀHÀ) Dã khất-sử ni nẫm Tát-phộc hạ (YAKSANÌNÀM SVÀHÀ) La khất-ma tỷ nẫm Tát-phộc hạ (RAKSASÌNÀM SVÀHÀ) A ca xả ma để-lị nẫm Tát-phộc hạ (ÀKA’SA MÀTRNÀM SVÀHÀ) Tam mẫu nại-la phộc tỷ nãnh nẫm Tát-phộc hạ (SAMUDRA VÀSINÌNÀM SVÀHÀ) La để-lị, tả la nẫm Tát-phộc hạ (RÀTR CARÀNÀM SVÀHÀ) Nễ phộc sa, tạt la nẫm Tát-phộc hạ (DIVASA CARÀNÀM SVÀHÀ) Để-lị tán-đình, tạt la nẫm Tát-phộc hạ (TRISANTYA CARÀNÀM SVÀHÀ) Vĩ la, tạt la nẫm Tát-phộc hạ (VELA CARÀNÀM SVÀHÀ) A vĩ la, tạt la nẫm Tát-phộc hạ (AVELA CARÀNÀM SVÀHÀ) Nghiệt bà ha lệ tỳ-dược Tát-phộc hạ (GARBHA HÀRE BHYAH SVÀHÀ) Nghiệt bà tán đá la ni. Hộ lỗ, hộ lỗ Tát-phộc hạ (GARBHA SANDHÀRANI HURU HURU SVÀHÀ)
Án- Tát-phộc hạ (OM- SVÀHÀ) Tát phộc Tát-phộc hạ (SVÀH SVÀHÀ) Bộc Tát-phộc hạ (BHÙH SVÀHÀ) Bộ phộc Tát-phộc hạ (BHÙVÀH SVÀHÀ) Án, bộ la-bộ phộc, tát-phộc Tát-phộc hạ (OM- BHÙRBHÙVÀH SVÀH SVÀHÀ) Tức trưng, tức trưng Tát-phộc hạ (CITI CITI SVÀHÀ) Vĩ trưng, vĩ trưng Tát-phộc hạ (VITI VITI SVÀHÀ) Đà la ni Tát-phộc hạ (DHÀRANÌ SVÀHÀ) Đà la ni Tát-phộc hạ (DHARANI SVÀHÀ) A ngận-nãnh Tát-phộc hạ (AGNI SVÀHÀ) Đế tổ, phộc bổ Tát-phộc hạ (TEJO VAPU SVÀHÀ) Tức lị, tức lị Tát-phộc hạ (CILI CILI SVÀHÀ) Tất lý, tất lý Tát-phộc hạ (SILI SILI SVÀHÀ) Một đình, một đình Tát-phộc hạ (BUDDHYA BUDDHYA SVÀHÀ) Tất đình, tất đình Tát-phộc hạ (SIDDHYA SIDDHYA SVÀHÀ) Mạn noa la tất đệ Tát-phộc hạ (MANDALA SIDDHE SVÀHÀ) Man noa la mãn đệ Tát-phộc hạ (MANDALA BANDHE SVÀHÀ) Tỷ ma mãn đà nãnh Tát-phộc hạ (‘SÌMA BANDHANI SVÀHÀ) Tát phộc thiết đốt-lỗ nẫm, tiệm bà tiệm bà Tát-phộc hạ (SARVA ‘SATRÙNÀM JAMBHA JAMBHA SVÀHÀ) Sa đảm-bà dã, sa đảm-bà dã Tát-phộc hạ (STAMBHÀYA STAMBHÀYA SVÀHÀ) Thân ná, thân ná Tát-phộc hạ (CCHINDHA CCHINDHA SVÀHÀ) Tẫn ná, tẫn ná Tát-phộc hạ (BHINDHA BHINDHA SVÀHÀ) Bạn nhạ, bạn nhạ Tát-phộc hạ (BHANÕJA BHANÕJA SVÀHÀ) Mãn đà, mãn đà Tát-phộc hạ (BANDHA BANDHA SVÀHÀ) Mãng hạ dã, mãng hạ dã Tát-phộc hạ (MOHAYA MOHAYA SVÀHÀ) Ma nĩ vĩ thuấn đệ Tát-phộc hạ (MANI VI’SUDDHE SVÀHÀ)Tố lị-duệ, tố lị-duệ, tố lị-dã, vĩ thuấn đệ, vĩ thú đà nãnh Sa-phộc hạ (SÙRYE SÙRYE SÙRYA VI’SUDDHE VI’SODHANE SVÀHÀ)Chiến niết-lệ, chiến niết-lệ, bố la-noa chiến niết-lệ Tát-phộc hạ (CANDRE CANDRE PÙRNA CANDRE SVÀHÀ) Nghiệt-la nễ tỳ-dược Tát-phộc hạ (GRAHE BHYAH SVÀHÀ) Nhược khất-sát để-lệ tỳ-dược Tát-phộc hạ (NAKSTRE BHYAH SVÀHÀ) Thủy phệ Tát-phộc hạ (‘SIVE SVÀHÀ) Phiến để Tát-phạ hạ (‘SÀNTI SVÀHÀ) Tát phạ sa để-dã Dã nãnh Tát-phạhạ (SVASTYA YANE SVÀHÀ) Thủy noan yết-lị. phiến để yết lị, bổ sắt-trí yết lị, ma la mạt đạt nãnh Tát-phạ hạ(‘SIVAM KARI ‘SÀNTI KARI PUSTI KARI BALA VARDHANI SVÀHÀ) Thất-lị yết lị Tát-phạ hạ (‘SRÌ KARI SVÀHÀ) Thất-lị dã mạt đạt nãnh Tát-phạ haï (‘SRÌYA VARDHANI SVÀHÀ) Thất-lị dã nhập-phạ la nãnh Tát-phạ haï (‘SRÌYA JVALANI SVÀHÀ) Nẵng mẫu tỷ Tát-phạ haï (NAMUCI SVÀHÀ) Ma lỗ tỷ Tát-phạ haï (MARUCI SVÀHÀ) Phệ nga phạ để Tát-phạ haï(VEGA VATI SVÀHÀ).
* Án- tát phạ đát tha nga đa một lị-đeá (OM- SARVA TATHÀGATA MÙRTTE) Bát-la phộc la vĩ nga đa (PRAVARA VIGATI) Bà duệ xả ma dã (BHAYE ‘SAMAYA) Tát-phộc mính (SVAME) Bà nga phộc để(BHAGAVATI) Tát phộc bá bế tỳ-dụ sa-phộc sa-để bà phộc đổ (SARVA PÀPE BHYAH SVÀSTIRBHAVATU) Mẫu nãnh, mẫu nãnh, vĩ mẫu nãnh (MUNI MUNI VIMUNI) Tả lệ tả la ninh (CARE CALANE) Bà dã vĩ nga đế (BHAYA VIGATE) Bà dã ha la ni (BHAYA HÀRANI) Mạo địa, mạo địa (BODHI BODHI) Mạo đà dã, mạo đà dã (BODHIYA BODHIYA) Một địa lý, một địa lý (BUDHILI BUDHILI) Tát phộc đát tha nga đa hột-lã nãi dã, túc sắt tai Tát-phộc hạ (SARVA TATHÀGATA HRDAYA JUSTAI SVÀHÀ).
* Án- phộc nhật-la phộc để (OM- VAJRA VATI) Phộc nhật-la bát-la đề sắt-xỉ đế (VAJRA PRATISTITE) Thuấn đệ (‘SUDDHE)
Đát tha nga đa mẫu nại-la, địa sắt xá-nẵng, địa sắt xỉ-đế (TATHÀGATA MUDRA ADHISTANA ADHISTITE) Tát-phộc hạ (SVÀHÀ) .
* Án- mẫu nãnh, mẫu nãnh, mẫu nãnh phộc lệ (OM- MUNI MUNI MUNI VARE) A tị tru tá đổ hàm (ABHISIMCA TUMAM) Tát phộc đát tha nghiệt đa (SARVA TATHÀGATA) Tát phộc vĩ nễ-dã tị sái kế (SARVA VIDYA ABHISEKAI) Ma hạ phộc nhật-la ca phộc tá mẫu nại-la (MAHÀ VAJRA KAVACA MUDRA) Mẫu nại-lị đới (MUDRITEH) Tát phộc đát tha nga đa khất-lã nãi dạ, địa sắt-xỉ đa (SARVA TATHÀGATA HRDAYA ADHISTITA) Phộc nhật-lê Sa-phộc hạ (VAJRE SVÀHÀ) .
Bấy giờ Đức Bạc Già Phạm nói Phổ Biến Quang Minh Thanh Tịnh Xí Thạnh Như Ý Bảo Tấm Ấn Vô Năng Thắng Đại Minh Vương Tùy Cầu Đại Đà La Ni này xong, lại bảo Đại Phạm Thiên rằng : "Này Đại Phạm ! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện nào vừa mới nghe qua Đà La Ni này thì hết thảy tội chướng đã tạo, đều được tiêu diệt. Nếu hay đọc tụng, thọ trì tại tâm thì nên biết người đó là thân kiên cố của Kim Cương, lửa chẳng thể đốt, đao chẳng thể hại, độc chẳng bị trúng.
Này Đại Phạm ! Vì sao biết là lửa chẳng thể thiêu đốt được? Ở thành Ca Tỳ La, lúc Đồng tử La Hầu La còn nằm trong thai mẹ. Mẹ Ngài tên là Gia Du Đà La, vốn là người nữ thuộc dòng Thích Ca, bà bị ném vào hầm lửa. Lúc đó La Hầu La nằm trong thai mẹ, nhớ niệm Đà La Ni này nên hầm lửa ấy liền tự trong mát biến thành ao sen. Tại sao thế ? Vì Đà La Ni này là lực gia trì của tất cả Như Lai vậy. Đại Phạm, Ông nên biết, do nhân duyên ấy mà lửa chẳng thể thiêu đốt được.
Lại nữa Đại Phạm ! Độc chẳng thể hại. Như thành Thiện Du có người con của Trưởng giả Phong Tài, trì tụng Mật Ngôn do Thế Thiên nói. Người đó dùng lực Trì Minh câu triệu Long Vương Đức Xoa Ca mà quên Kết Giới Hộ Thân. Vị Long Vương ấy giận dữ nghiến răng, làm cho người kia chịu nỗi đau khổ nặng nề và sắp sửa mất mạng. Rất nhiều người Trì Minh trợ giúp nhưng chẳng thể cứu hộ được. Lúc ấy trong Thành có một vị Ưu Bà Di (Cận Sự Nữ) tên là Vô Cấu Thanh Tĩnh thường trì Đà La Ni Tùy Cầu Đại Minh này. Vị Ưu Bà Di đó đã thành tựu Đại Bi, khởi lòng thương xót, đi đến nơi ấy dùng Đà La Ni này gia bị cho. Vừa mới tụng một biến, thì chất độc kia liền bị tiêu diệt và người con của vị Trưởng Giả được hồi phục. Khi đó, người ấy ở bên vị Vô Cấu Thanh Tĩnh thọ nhận Đà La Ni này và ghi nhớ trong tâm. Đại Phạm nên biết, đó là chất độc chẳng thể hại được.
Lại nữa Đại Phạm ! Ở thành Phiệt La Nại Ky,ø có vị vua tên là Phạm Thí . Vua nước lân cận là kẻ có thế lực lớn nên đã khởi 4 loại binh đến chinh phạt Phạm Thí. Thời, vị cân thần liền tâu với vua Phạm Thí rằng: "Đại Vương! Nay quân địch đi đến chiếm đoạt thành ấp của chúng ta. Mong Đại Vương ban lệnh cho chúng tôi phải dùng kế sách nào để đẩy lui quân địch ấy?" Bấy giờ Phạm Thí bảo quần thần rằng : "Nay các ngươi đừng vội chống cự. Ta có Đà La Ni Tùy Cầu Đại Minh Vương. Do uy lực của Đà La Ni này, hay đập tan quân địch khiến cho chúng giống như đám tro tàn vậy ”.
Các quần thần liền cúi đầu tâu rằng : "Đại Vương ! Bọn hạ thần chúng tôi chưa từng nghe qua điều này". Đức vua bảo rằng: "Nay các ngươi sẽ thấy sự hiệu nghiệm ngay lập tức.” Lúc đó Phạm Thí liền dùng nước thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, y theo Pháp viết chép Đà La Ni này, bỏ vào trong cái hộp rồi đặt ở trong búi tóc. Nhà vua dùng Đà La Ni này hộ thân, mặc áo giáp rồi đi ngay vào quân trận. Một mình nhà vua đánh nhau với 4 loại binh, giáng phục và khiến chúng quy hàng. Đại Phạm nên biết, Đà La Ni Đại Tùy Cầu Vô Năng Thắng này là nơi gia trì của tất cả Như Lai Tâm Ấn nên có sự thần nghiệm to lớn. Ông nên thọ trì và phải biết Đà La Ni này ngang bằng với chư Phật. Sau này, vào thời Mạt Pháp sẽ vì những hữu tình : đoản mệnh, kém phước, không có phước, chẳng chịu tu phước mà làm lợi ích cho họ vậy.
Này Đại Phạm ! Đà La Ni Đại Tùy Cầu này, y theo Pháp viết chép rồi cột trên cánh tay hoặc đeo dưới cổ. Nên biết người đó là nơi gia trì của tất cả Như Lai, là thân kiên cố của Kim Cương. Nên biết người đó là Tạng Thân của tất cả Như Lai, nên biết người đó là con mắt của tất cả Như Lai, nên biết người đó là Thân Quang Minh Xí Thịnh của tất cả Như Lai, nên biết người đó là giáp trụ bất hoại, nên biết người đó hay đập nát tất cả oán địch, nên biết người đó hay thiêu đốt tất cả tội chướng, nên biết người đó hay làm cho nẻo Địa Ngục được thanh tịnh. Này Đại Phạm ! Vì sao lại biết được như thế ? Khi xưa có một vị Bật Sô (Tỳ khưu) mang tâm hoại niềm tin trong sạch (Tĩnh Tín), làm nhiều điều vi phạm Chế Giới của Như Lai, ăn trộm tài vật của Tăng hiện tiền với vật của Tăng Kỳ Chúng, vật của Tứ Phương Tăng đem dùng làm của riêng, sau đó bị tội nặng phải chịu sự khổ não lớn lao. Thời vị Bật Sô ấy không có người cứu tế nên kêu gào to tiếng. Bấy giờ ở xứ đó, có một vị Ưu Bà Tắc (Cận Sự Nam) thuộc dòng Bà La Môn nghe tiếng kêu gào liền đi đến chỗ vị Bật Sô bị bệnh kia, khởi tâm xót thương rộng lớn, liền vì vị Tăng ấy viết chép Đà La Ni Tùy Cầu Đại Minh Vương Đà La Ni này rồi đeo dưới cổ vị Tăng. Vị Bật Sô ấy liền dứt hết mọi sự khổ não, chết ngay và bị đọa vào Địa Ngục Vô Gián. Thi hài của vị Bật Sô được đưa vào trong cái Tháp, nhưng trên thân vẫn đeo Đà La Ni đó. Do nhân ấy, khi vị Bật Sô vừa mới đọa vào Địa Ngục thì bao nhiêu sự đau khổ của kẻ thọ tội đều được chận đứng, hoặc đều được an vui. Bao nhiêu ngọn lửa mạnh mẽ của Địa Ngục A Tỳ do lực công đức của Đà La Ni này, thảy đều tiêu diệt.
Bấy giờ, Ngục Tốt của vua Diêm La nhìn thấy hiện tượng đó thì rất kinh ngạc, liền đến trình báo với vua Diêm La và nói Già Đà rằng :
Nay Đại Vương nên biết Việc này rất đặc biệt
Ở nơi hiểm ách lớn Khổ não đều ngưng nghỉ
Nghiệp ác của chúng sinh Ngọn lửa mạnh đều diệt
Cưa cắt tự dừng đứng Đao kiếm chẳng thể hại
Cây đao và rừng kiếm Các nỗi khổ giết mổ
Nồi nước nóng, ngục khác Khổ não đều ngưng trừ
Diêm Ma là Pháp Vương Dùng Pháp trị Hữu Tình
Nhân duyên này chẳng nhỏ Xin giúp tôi trừ nghi ".
Thời Đức vua Diêm La Từ Vô Bi ngục tốt
Nghe việc như vậy xong Liền nói lên lời là :
“ Việc này thật kỳ lạ ! Đều do nghiệp sở cảm
Ngươi đến thành Mãn Túc Xét xem việc thế nào ? "
Ngục tốt nhận sắc lệnh Ngay vào lúc đầu đêm
Phía Nam thành Mãn Túc Nhìn Tháp của Bật Sô
Liền thấy trên thi hài Đeo Chú Đà La Ni
Đại Minh Vương Tùy Cầu Tỏa ánh hào quang lớn
Rực rỡ như đám lửa Trời, Rồng với Dược Xoa
Tám Bộ Chúng vây quanh Cung kính mà cúng dường
Thời ngục tốt Diêm La Đặt hiệu Đại Tùy Cầu
(Đây là tên cái Tháp chứa thi hài của vị Tăng)
Khi ấy Ngục Tốt Diêm La quay về nơi vua ngự, trình bày đầy đủ sự việc trên. Vị Bật Sô kia nương theo uy lực của Đà La Ni này mà tội chướng đều được tiêu diệt và tái sinh về cõi Trời Tam Thập Tam Thiên. Nhân vì thân trước, mà vị Trời này có hiệu là Thiên Tử Tùy Cầu.
Đại Phạm nên biết Đà La Ni này có uy lực to lớn . Ông nên thọ trì, viết chép, đọc tụng, y theo Pháp mà đội đeo, ắt sẽ mau được xa lìa tất cả khổ não, tất cả nẻo ác và chẳng bị sấm sét gây thương hại. Làm sao mà biết ? Này Đại Phạm ! Ở thành Hình Ngu Mật Đàn có vị Trưởng Giả tên là Vĩ Ma La Thương Khư. Ông là nhà cự phú, kho tàng cất chứa đầy dẫy vàng bạc với rất nhiều tiền gạo. Khi ấy, vị Trưởng giả đó là một vị thương chủ. Ông dùng chiếc thuyền lớn đi vào biển để tìm kiếm báu vật. Lúc ở giữa biển lớn, ông gặp con cá Đề Di muốn phá nát thuyền. Vị Long Vương trong biển ấy lạisinh tâm giận dữ, khởi sấm sét lớn, gào thét tạo ra mây sấm và mưa đá Kim Cương. Thời các thương nhân nhìn thấy cơn mưa đá sấm sét này, đều buồn rầu phiền não và rất sợ hãi liền gấp rút kêu gọi cầu cứu nhưng vẫn không có ai đến cứu giúp. Bấy giờ, chúng thương nhân đến gặp vị thương chủ, khóc lóc bi than và nói rằng : "Nhân Giả có kế sách nào cứu giúp cho chúng tôi xa lià khỏi nỗi lo âu sợ hãi này chăng ? ! “
Lúc đó, vị thương chủ không hề sợ hãi. Nhờ chí tính kiên cố, có đại Trí tuệ nên khi thấy các thương nhân bị sợ hãi bức bách, ông liền bảo rằng: "Hỡi các thương nhân ! Các ông đừng sợ mà hãy khởi tâm mạnh mẽ cứng cáp. Nay tôi sẽ giúp các ông miễn trừ sự sợ hãi". Các thương nhân sinh tâm cứng mạnh, lại nói rằng : "Đại thương chủ ! Nguyện xin mau chóng nói phương cách trừ tai nạn, khiến cho chúng tôi bảo tồn được mạng sống". Vị thương chủ ấy liền bảo các thương nhân rằng : "Tôi có Đại Minh Vương tên là Đà La Ni Tùy Cầu, có thần thông to lớn hay giáng phục các điều khó điều phục. Nay tôi giải thoát các sự ưu não này cho ".
Vị thương chủ liền viết chép Đà La Ni Tùy Cầu này đặt trên đầu cây phướng. Tức thời con cá Đê Di nhìn thấy chiếc thuyền này tỏa ánh sáng rực rỡ như đám lửa mạnh mẽ. Do đại uy lực Trí Hỏa của Đà La Ni này thiêu đốt , con cá Đê Di liền tiêu tan. Các hàng Long Vương nhìn thấy tướng này đều khởi tâm từ, liền bay từ trên hư không xuống, tác cúng dường rộng lớn và đưa chiếc thuyền này đến bãi chứa vật báu. Này Đại Phạm ! Điều này đều do Đại Trí Đại Minh Đại Tùy Cầu dùng nơi thần lực gia trì của tất cả Như Lai, cho nên có tên là Đại Minh Vương. Nếu có người viết chép Đà La Ni này, đặt ở đầu cây phướng trên thuyền thì hay chận đứng tất cả gió ác, mưa đá, nóng lạnh không đúng thời tiết, sấm chớp, sét đánh. Hay chận đứng sự kiện cáo tranh đấu của tất cả chư Thiên. Hay trừ tất cả muỗi mòng, hoàng trùng (loài sâu ăn lúa mạ) với các loài ăn lúa mạ khác. Hay làm cho tất cả loài thú mạnh ác có móng vuốt sắc bén đều lui tan. Hay khiến cho tất cả lúa mạ, hoa quả tăng trưởng hương vị và có thân thể tốt đẹp trơn láng. Nếu đất nước bị nạn khô hạn chẳng thể điều phục, do uy lực của Đà La Ni này thì Long Vương vui vẻ tuôn mưa đúng thời tiết.
Lại nữa Đại Phạm ! Nếu có nơi lưu bố Đà La Ni Đại Tùy Cầu này thì các hữu tình đã biết điều này, nên dùng hương hoa, phướng, lọng, mọi thứ cúng dường thượng diệu. Phải dùng vải lụa thù thắng bao bọc Kinh lại, đặt ở trong cái Tháp hoặc đặt trên đầu cây phướng. Dùng mọi loại âm nhạc ca vịnh tán thán, nhiễu quanh cúng dường, chân thành lễ bái; ắt mọi việc suy tư, ước vọng mong cầu trong tâm của các Hữu Tình ấy đều được mãn túc. Nếu có thể y theo Pháp viết chép rồi đeo giữ trên thân thì mọi mong cầu đều được. Cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái, thai nhi an ổn lớn dần tròn đủ và sinh nở an vui. Này Đại Phạm ! Làm sao mà biết được ? Xưa kia ở thành Ma Già Đà có vị vua tên là Thí Nguyện Thủ (Prasàrita - Pani). Do nhân duyên gì mà có tên là Thí Nguyện Thủ ? Lúc vị vua ấy sinh ra, liền giơ tay nắm bầu vú của mẹ. Do bàn tay chạm vào vú mẹ, thì bầu vú mẹ biến thành màu vàng, vú mẹ tăng trưởng tự nhiên và tuôn chảy sữa. Nếu có chúng nhân đi đến cầu xin thì nhà vua duỗi bàn tay phải, khởi niềm tin trong sạch nơi Phật, Bồ Tát, Chư Thiên rồi nghiêng úp xuống, thì mọi thứ trân bảo màu nhiệm đã được ghi chép đều tuôn vào bàn tay của nhà vua mà ban cho người cầu xin. Tùy theo sự tu hành của người ấy, mà đều được đầy đủ và đều thành tựu mọi sự an vui. Do nguyên nhân ấy nên có tên là Thí Nguyện Thủ. Vị vua ấy vì cầu con nên cúng dường chư Phật với các Tháp Miếu, nhưng cầu con chẳng được. Nhà vua giữ gìn Tế Giới rộng bày Vô Giá Thí Hội, rộng tu phước nghiệp, hộ trì Tam Bảo, tu sửa chùa chiền bị phá hoại, trong tương lai làm một kho cất chứa.
Có điều Đại Phạm ! Ta nhớ về thời quá khứ, ở quốc cảnh Ma Già Đà này, trong thành Câu Thi Na, phần lớn tụ lạc Đại Lực Sĩ đều theo giáo Pháp của Như Lai. Khi ấy có một vị Trưởng Giả tên là Pháp Tuệ (Dharma Mati) đối với tất cả chúng sinh khởi tâm Đại Bi, vì các hữu tình nói Pháp yếu của Đà La Ni Đại Tùy Cầu này. Ngay lúc ấy, ở trong nhà Trưởng Giả có một người nghèo nghe được Pháp màu nhiệm này, thì nói với Trưởng Giả Tử rằng : "Trưởng Giả Tử ! Tôi ở trong nhà của ông làm việc, thường vui nghe Pháp, tôi sẽ cúng dường Pháp này". Người nghèo túng này ở nhà Trưởng Giả làm đủ mọi việc, lại cúng dường Pháp. Về sau, lúc Trưởng Giả Tử ấy trao cho một đồng tiền vàng. Nhận xong, người đó phát tâm Bồ Đề, muốn cứu giúp chúng sinh, rồi dùng phước này hồi thí cho tất cả hữu tình. Người ấy liền đem đồng tiền vàng cúng dường Đà La Ni Đại Tùy Cầu này và phát nguyện rằng : "Dùng Phước xả thí này, nguyện cho tất cả hữu tình cắt đứt được nghiệp nghèo túng ". Do nhân duyên này, mà Phước xả thí ấy không hề chấm dứt. Như vậy phần lớn nhân duyên của Chủng Phước là cúng dường chư Phật, Bồ Tát.
Vì phước nghiệp này, Thiên Tử Tĩnh Cư hiện ở trong mộng báo cho nhà vua rằng : "Nay Đại Vương có thể y theo Pháp, viết chép Đà La Ni Tùy Cầu này, khiến cho Đại Phu Nhân giữ Tế Giới và đeo giữ, ắt có con ngay". Khi tỉnh giấc, nhà vua cho triệu thỉnh một người xem tướng với chúng Bà La Môn có Trí, chọn ngày trực của Tú Diệu tốt y theo Pháp giữ Tế Giới, viết chép Đà La Ni này khiến cho Phu Nhân đeo dưới cổ. Lại sai cúng dường Tháp Suốt Đổ Ba, chư Phật Bồ Tát, rộng hành xả thí nên liền có mang. Đầy đủ ngày tháng sinh ra một đứa con đầy đủ sắc tướng đoan nghiêm thù thắng, người nhìn thấy đều vui vẻ. Đại Phạm nên biết, đó là uy lực của Đà La Ni Vô Năng Thắng Vô Ngại Đại Tùy Cầu Bảo Ấn Tâm Minh Vương, là nơi cúng dường của tất cả Như Lai, ai có mong cầu đều được vừa ý.
Này Đại Phạm ! Người nghèo làm công cho nhà Trưởng Giả Tử Pháp Tuệ lúc ấy chẳng phải ai xa lạ, mà chính là Vua Thí Nguyện Thủ vậy. Do đời quá khứ xả thí một đồng tiền vàng cúng dường Đà La Ni Đại Tùy Cầu này, rồi hồi thí cho tất cả hữu tình. Do nhân duyên ấy mà được Phước vô tận, nên thân đời sau được làm quốc vương, tin tưởng trong sạch nơi Tam Bảo, tâm chẳng thoái lui, rộng hành xả thí, thành tựu Đàn Ba La Mật.
PHỔ BIẾN QUANG MINH THANH TĨNH XÍ THỊNH NHƯ Ý BẢO ẤN TÂM VÔ NĂNG THẮNG ĐẠI MINH VƯƠNG ĐẠI TÙY CẦU ĐÀ LA NI
(Quyển Thượng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét