BÍ MẬT 7 LUÂN XA TRÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI THEO YOGA ẤN ĐỘ

Ý NGHĨA CỦA 7 LUÂN XA THEO YOGA ẤN ĐỘ.

Ý nghĩa của 7 Luân xa theo Yoga Ấn Độ.

(Seven Chakras in body)

Hệ thống cơ thể vi tế:


Luân xa

Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á, một chakra (Devanagari: चक्र) được cho là một nexus của năng lượng tâm linh hay/và sinh lý ẩn trong cơ thể con người. Luân xa tiếng Phạn là chakra, nghĩa là bánh xe hay vòng tròn xoay quanh trục của nó. Luân xa là những nhà máy thâu và phát năng lượng (centrale d’énergie). Trong Yoga của Ấn Ðộ Giáo nói chung có bốn loại:

ẢNH MINH HỌA

 1. KARMA Yoga. 2. Bhakti Yoga. 3. Jnana Yoga. 4. Raja Yoga.

Yoga có nghĩa là trở về hợp nhất với một đối tượng.

Trong Ấn Giáo, hành giả Yogi tìm sự hợp nhất với Brahma (Phạm thiên) hay Thượng Ðế. Trong Karma Yoga, hành giả làm tất cả hành động bất vụ lợi, đây là con đường của phục vụ và xả thí nhằm trừ bỏ tiểu ngã hay phàm ngã để trở về với Ðại ngã hay Chân ngã.

Trong Bhakti Yoga, hành giả hướng hết tâm trí về Thượng Ðế qua sự sùng kính lễ bái, tụng niệm kinh chú. Qua sự tín tâm như vậy họ mong nhập một với Thượng Ðế. (ảnh bên : Vị trí hệ thống 7 luân xa)

Trong Jnana Yoga, hành giả tìm sự giải thoát qua trí huệ, qua sự nghiên cứ kinh điển Veda, suy tư quán chiếu về tự tánh.

Trong Raja Yoga, hành giả tập làm chủ cả thân và tâm qua sự tu tập tám bộ môn hay tám nhánh: yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana và samadhi.

Ngày nay ở Âu Châu, người ta hay tập Hatha Yoga, môn này là một phần nhỏ của Raja Yoga, nó bao gồm hai nhánh: Asana là những tư thế luyện thân và Pranayama là phép luyện Hơi Thở để thanh lọc các đường Kinh (nadi) để bảo vệ sức khỏe, trong đó có ba kinh quan trọng (đã nói ở trước).

¥. Trong Phật Giáo cũng chia hành giả làm ba loại:

1. Trí huệ Bồ Tát (pannadhika, pali). Vị này chú trọng phát triển trí huệ và thực hành thiền định nhiều hơn là nhiệt thành với những hình thức lễ bái cúng dường bề ngoài. 2. Tín đức Bồ Tát (saddhadhika). Vị này đặt trọn niềm tin nơi hiệu lực của tâm thành.

Tất cả những hình thức lễ bái thờ phượng là sở trường của ngài. 3. Tinh tấn Bồ Tát (Viriyadhika). Vị này luôn luôn tìm cơ hội để phục vụ kẻ khác. Không có gì làm cho Tinh tấn Bồ Tát hoan hỷ bằng tích cực phục vụ. Ðối với ngài, làm việc là hạnh phúc, hạnh phúc là làm việc.

Qua hai sự xếp loại trên, ta thấy có sự tương đồng giữa:

* Trí huệ Bồ Tát và hành giả Jnana (Jnana Yogi)

* Tín đức Bồ Tát và hành giả Bhakti (Bhakti Yogi)

* Tinh tấn Bồ Tát và hành giả Karma (Karma Yogi).

Có nhiều Phật tử quan niệm rằng Yoga là ngoại đạo, không nên pha lẫn với Phật Giáo. Theo tôi Yoga là một môn khoa học như toán, lý hóa, điện tử, v. v. . . nó không phải là một tôn giáo, không phải là sở hữu của Ấn Giáo, ai cũng có thể tập được hết.

Võ Thiếu Lâm đức Phật đâu có dạy, sao các Sư chùa Thiếu Lâm lại tập?

Máy vi tính đâu phải là phát minh của Phật Giáo, sao ngày nay chùa viện nào ở Âu Mỹ cũng dùng?

Trong Anuttara-Yoga-Tantra của Mật Giáo Tây Tạng cũng nói nhiều về ba kinh (Sushumna, Ida, Pingala) và luân xa (chakras), nhưng chỉ đề cập tới bốn thay vì bảy luân xa.

Xin kể sơ lược về bảy luân xa, sau này nếu có dịp tôi sẽ viết nhiều hơn về chi tiết.Có bảy luân xa chính nằm dọc theo đường kinh trung ương Sushumna từ dưới xương cùng lên tới đỉnh đầu.


Khu vực màu năng lượng trên cơ thể

1. LUÂN XA THỨ NHẤT 

Muladhara chakra (sanskrit). Vị trí nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, tương đương với huyệt Hội Âm của châm cứu học. Nó được biểu hiện bằng một bông sen bốn cánh màu đỏ, chủng tự tiếng sanskrit của nó là LAM. Luồng hỏa hầu Kundalini nằm phục ở đây.

Hành giả Yogi khi thành tựu phép quán tưởng luân xa này, sẽ làm chủ được địa đại, tiêu trừ nghiệp quá khứ, biết được ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, thọ hưởng niềm hoan lạc tự nhiên.

2. Luân xa thứ Hai:

Svadhisthana chakra. 

Vị trí nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay, tương đương với huyệt Quan nguyên, biểu hiện bằng bông sen sáu cánh màu cam, chủng tự là VAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ được thủy đại và các giác quan, biết được cảnh Trung giới (monde astral).

Tham ái, giận hờn, ngã mạn, ganh tỵ và các phiền não khác đều được tiêu trừ. Vượt thoát tử thần.

3. Luân xa thứ Ba:

MANIPURA CHAKRA. Vị trí ở giữa rốn và xương ức (sternum), tương đương với huyệt Trung quản. Biểu hiện bằng bông sen mười cánh màu vàng, chủng tự là RAM. Người Yogi thành tựu phép quán luân xa này sẽ làm chủ hỏa đại, không còn sợ lửa thiêu đốt, hoàn toàn thoát khỏi bệnh tật.

4. Luân xa thứ Tư:

Anahata chakra. Vị trí ở giữa ngực, tươngđương với huyệt Ðản trung. Biểu hiện bằng bông sen mười hai cánh màu xanh lá cây, chủng tự là YAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này, làm chủ phong đại, tùy ý bay lượn trong không gian hoặc chui nhập vào thân người khác, đầy đủ đức tính của chư thiên và tình thương vũ trụ.

5. Luân xa thứ Năm:

Visuddha chakra. Vị trí ở ngay dưới cổ, tương đương với huyệt Thiên đột. Biểu hiện bằng bông sen mười sáu cánh màu xanh da trời. Chủng tự là HAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ không đại, thân thể không bao giờ tàn hoại, ngay cả khi thế gian bị tiêu diệt, đạt được trí huệ thông suốt bốn kinh Veda và ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

6. Luân xa thứ Sáu:

Ajna chakra. Vị trí ở giữa hai chân mày nơi mà huyền môn thường gọi là con mắt thứ ba, tương đương với huyệt Ấn đường. Biểu hiện là bông sen hai cánh màu xanh nước biển, chủng tự là A. Thành tựu phép quán luân xa này, người Yogi tận trừ nghiệp quá khứ, trở thành người hoàn toàn giải thoát ngay trong hiện đời, đạt được tám phép thần thông (siddhi) và ba mươi hai phép phụ.

7. Luân xa thứ Bảy:

Sahasrara chakra. Vị trí ngay trên đỉnh đầu, tương đương với huyệt Bách hội. Biểu hiện bằng bông sen ngàn cánh màu tím, trắng, vàng. Chủng tự là OM. Khi luồng hoả hầu Kundalini chạy lên tới đây, hành giả Yogi nhập một với Thượng Ðế, trở thành một bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Thâu hút năng lượng trong vũ trụ thiên nhiên rồi phát ra nuôi dưỡng các thân (thô và tế). Nơi người khỏe mạnh bình thường, bảy luân xa này đều hoạt động đúng mức, không nhanh không chậm, không nghẽn tắc.

Nhưng khi bị xúc động mạnh về tình cảm hoặc uất ức đè nén cảm xúc, hoặc bị tai nạn xúc chạm mạnh nơi thân thì các luân xa có thể bị tổn thương, hoạt động bất thường, chiều quay lệch lạc.

Từ đó cơ thể mất dần năng lượng, Ðông-Y gọi giai đoạn này là khí huyết không thông.

Ta có thể đi châm cứu, uống thuốc bổ, nhưng đó chỉ là cách gỡ gạc một phần nào thôi, vì nó không thể tái lập quân bình hoàn toàn được, vì vết thương nằm sâu nơi luân xa.

Lý thuyết Âm Dương, ngũ hành, kinh mạch của Ðông-Y đã được du nhập Phật Giáo, trong giới Tăng sĩ đã có những danh y như Tuệ Tĩnh thiền sư (thế kỷ 14) và gần đây là Thượng Tọa Thích Tâm Ấn.

Tăng Ni cũng có những người đi học châm cứu để cứu nhân độ thế, thực hiện lý tưởng từ bi của Bồ Tát. Nay nếu biết được lý thuyết của luân xa, chúng ta có thêm khí cụ và phương tiện cứu nhân độ thế hữu hiệu hơn nữa.

 ¥. CHỨC NĂNG LUÂN XA TRÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI 

* Luân xa thứ Nhất: Muladhara, chủ trì năng lượng sinh tồn (énergie vitale), nói tắt là sinh lực, ý chí vui sống.

Người tu mà có tâm niệm chán đời thì vô tình làm luân xa này quay chậm lại hoặc tệ hơn nữa là quay ngược chiều khiến sinh lực ngày một thất thoát, cơ thể suy nhược, dễ sinh bệnh hoạn, và từ đó tâm hồn lại càng chán đời thêm. Tu hành như vậy có khác gì tự sát.

* Luân xa thứ Hai: Svadhisthana, chủ trì năng lượng tính dục (énergie sexuelle) có tính cách sáng tạo. Ða số thường quan niệm tu là phải diệt dục, vì dục là ham muốn. Người tu không được ham muốn gì hết!

Vậy quý Thầy tu có muốn chùa to tượng lớn không? Có thích đông Phật tử lui tới cúng dường không? Khỏi nói chi xa, người tu có muốn giải thoát không? Có muốn thành Phật không? Muốn Niết Bàn không?

Vậy những cái “muốn” đó có phải là dục không? Khi đói muốn ăn, khát muốn uống thì đó có phải là dục không?

Nếu đó là dục cần phải diệt thì chắc Thầy tu phải nhịn ăn, nhịn uống, nhịn luôn cả thở để chết đi cho rồi! Sự ham muốn (dục) tự nó không có hại, không có tội.

Hại hay không là tùy đối tượng của ham muốn. Ham muốn thể xác gọi là nhục dục, ham muốn sắc đẹp là sắc dục, ham muốn rượu chè là tửu dục, ham muốn những thứ này thường đưa đến khổ đau vì thèm khát mà không toại nguyện.

Muốn tu gọi là tu dục, muốn giải thoát gọi là giải thoát dục, muốn Niết Bàn là Niết Bàn dục, những thứ dục này đâu có hại! Nhưng đa số vẫn cứ nghĩ dục là một điều xấu. Dục là một chất liệu, một năng lực thúc đẩy mình đạt đến đối tượng hay mục đích.

Nếu không “muốn” giải thoát thì làm sao tu được?

Vì “muốn” sự an vui hạnh phúc của Niết Bàn, “muốn” thoát khổ luân hồi nên mới tìm Ðạo giải thoát!Luân xa thứ hai liên quan đến hiện tượng sinh lý, nam tính và nữ tính. Là người ai mà chả có tình dục, trừ khi bạn đã chứng A La Hán.

Vào tuổi dậy thì cho đến khoảng bốn mươi tuổi, luân xa này giúp cho tuyến sinh dục (glande sexuelle) hoạt động để con người tiếp nối giòng dõi.

Người tu không có vợ chồng, lại thêm đè nén, dằn ép tình dục, không biết cách chuyển hóa thường khiến cho luân xa này bế tắc, từ đó dễ sinh bệnh, nhất là những bệnh về tử cung.

Có lần đọc báo thấy trong một giòng nữ tu Cơ Ðốc ở Mỹ, các bà Sơ được bơi lội trong một hồ tắm.

Tôi nghĩ đó là một phương tiện lành mạnh giúp cho những năng lượng tính dục sung mãn có cơ hội thoát tiết, hườn Tinh hoá Khí mà không cần phải qua con đường tình ái hay nhục dục. (Xin xem thêm bài : Những Bí Thuât “Hườn Tinh Bổ Não”, nội dung là chuyền Tinh thành Khí, thành năng lượng để tái nạp vào não bộ )

* Luân xa thứ Ba: Manipura, chủ trì sự liên quan giữa cá nhân và môi trường xung quanh.

Khi cá nhân sống hòa thuận với môi trường xung quanh, biết bày tỏ tình cảm, không đè nén cảm xúc thì luân xa này quay bình thường.

Nhưng khi bị ăn hiếp mà không chống trả được, phải cố nhịn dằn sự nóng giận, khi thấy điều bất công mà không nói lên được, khi lo lắng mà không dám biểu lộ ra mặt, v. v. . .

Nói chung tất cả cảm xúc không thoát được ra ngoài mà bị giữ lại ở trong sẽ làm luân xa này bị bệnh, quay chậm lại hoặc không quay hoặc quay ngược chiều.

Ở chùa các Sư Cô hay bị đau bao tử vì lo lắng mà không giải quyết được, đau gan hay túi mật vì giận mà không nói ra được, đau lưng hay thận vì bị xài xể nhiều mà không dám cưỡng lại, đau quặn ruột vì sợ hãi mà không dám cầu cứu, v. v. . .

Nói chung tất cả triệu chứng vùng bụng đều là dấu hiệu không biết đối phó cảm xúc với môi trường xung quanh.

* Luân xa thứ Tư: Anahata, là trung tâm của tình thương, nó liên quan và ảnh hưởng mật thiết với quả tim.

Ở đời, là con người (hữu tình) ai cũng muốn thương và được thương, muốn yêu và được yêu, nhưng hoàn cảnh đâu dễ dàng như ý được. Mình thương người kia nhưng người kia không thương lại, thế là lòng tự ái bị tổn thương, trở nên dè dặt không dám thương ai nữa, sợ tình thương của mình bị từ khước.

Cứ thế dần dần quả tim khép lại, không được tưới tẩm bởi tình thương làm cho luân xa này bế tắc. Khi luân xa này bế tắc, vùng tim không tiếp nhận được sinh khí (énergie vitale), đó là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vùng ngực như nghẹt tim, ung thư tim, ung thư vú, hen suyễn, v. v. . .

Bệnh tiểu đường cũng là bệnh thuộc loại tâm thể (psychosomatique) mặc dù một số bác sĩ cho đó là bệnh di truyền.

Theo nhà tâm lý học Thorwald Dethlefsen (ảnh bên), đường và những chất ngọt biểu hiệu cho tình yêu và lòng trìu mến. Con nít nào mà chả cần tình thương của cha mẹ, con nít nào mà chả thích ăn kẹo ngọt.

Ngay cả người lớn cũng hảo ngọt, chỉ thích được nịnh khen chứ không ưa lời nặng.

Theo Y khoa hiện đại, bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu chất insuline, nên họ chích chất này vào bệnh nhân để điều hoà chất đường trong người. Hiện tượng đơn giản của bệnh này là cơ thể không hấp thụ được chất đường để cho nó thất thoát ra ngoài qua máu hoặc nước tiểu.

Từ đó Thorwald Dethlefsen suy ra rằng người bệnh tiểu đường là người mất khả năng thương yêu, không biết hấp thụ tình thương.

Người bệnh tiểu đường cũng cần tình thương như ai, nhưng không được đáp ứng lại vì chính anh ta không thể ban rải tình thương hoặc chưa học được cách thương yêu kẻ khác. Ở chùa hình như quý Thầy lớn cũng hay mắc phải bệnh này, có lẽ vì Phật tử nấu đồ ăn cho bột ngọt nhiều quá hoặc quý ngài vô tình đã làm bế tắc luân xa thứ tư (luân xa 4) này.

* Luân xa thứ Năm: Visuddha, là trung tâm của sự giao thiệp, thông tin qua lời nói.

Người biết ăn nói lịch thiệp, rành mạch rõ ràng, đó là dấu hiệu luân xa này khai thông và hoạt động tốt.

Khi luân xa này bế tắc, bệnh hoạn thì đương sự thường có vấn đề trong việc diễn nói về ý kiến, quan niệm hoặc tình cảm của mình như nghẹn ngào, uất ức nói không ra lời, hoặc muốn nói mà khớp hay không đủ lời đủ ý, sợ nói trước đám đông, v. v. . .

Ðây chỉ là đại khái thôi vì còn nhiều yếu tố tâm lý khác nữa. Về bệnh nơi thân thì luân xa này liên quan đến tuyến giáp trạng (glande thyroide), nặng thì có thể bị bứu cổ, nhẹ thì viêm họng hoặc đau cứng cổ. . .

* Luân xa thứ Sáu: Ajna, là trung tâm của ý thức, liên quan đến tuyến niêm dịch (glande pituitaire). Người làm việc tâm trí nhiều thì luân xa này được kích thích, từ đó có khả năng suy tư bén nhạy. Ngược lại khi luân xa này không khai thông thì đương sự cũng không được thông minh sáng suốt, khó phân biệt lẽ phải và lợi hại.

* Luân xa thứ Bảy: Sahasrara, là trung tâm của sự hợp nhất giữa tiểu ngã và Ðại ngã, sự hợp nhất với Thượng Ðế hay sự giác ngộ hoàn toàn. Trong cơ thể nó liên quan đến tuyến tùng quả (glande pinéale), tuyến này vẫn còn mơ hồ đối với giới Y-khoa hiện đại.

Nơi người thường, luân xa này hoạt động rất yếu nhưng không bế tắc. Nó là nhịp cầu nối giữa con người và Thượng Ðế, giữa đời sống vật chất vô thường và đời sống tâm linh vĩnh cửu. Nơi người biết sống cuộc đời tâm linh, luân xa này được kích thích và khai thông từ từ, giúp họ tiến bước nhanh trên đường Ðạo vì tiếp nhận được những ân huệ bên trên truyền rải xuống.

Trên đây chỉ là sơ lược về bảy luân xa chính, trong cơ thể con người còn nhiều luân xa phụ khác ở các khớp tay và chân. Ngoài luân xa, con người còn có hào quang (aura) và bảy thể xác vi tế bao quanh thân tứ đại.

Giáo lý Thông Thiên Học (Théosophie) có nói đến những điều này nhưng trước kia tôi xem Thông Thiên Học như một trường ngoại đạo nên không để ý. Gần đây từ năm 95 tôi có dịp quen biết vài bạn hữu Âu Tây, trong số đó người thấy được hào quang.

Ở Paris có vài nơi chụp hình hào quang qua kỹ thuật của Kirlian và tôi cũng đã tò mò đi chụp thử rồi kiểm chứng lại với bạn hữu. Từ đầu năm 1996 tới nay, qua sự học hỏi và tập luyện nhằm mục đích chữa bệnh cho mình và cho người, tôi đã sờ mó được các luân xa và bốn thể vi tế trên con người.

Riêng hào quang thì tôi chưa thấy được nhưng tôi có quen một anh bạn tên Martin người Canada ở Québec, là một họa sĩ và thợ uốn tóc, anh có khả năng thiên phú thấy được hào quang từ lúc còn nhỏ. Nhờ Martin mà tôi học được nhiều điều cũ lạ.

Tại sao cũ lạ? Cũ là vì giáo lý về luân xa, hào quang tôi đã biết rồi nhưng chưa hề kinh nghiệm được, lạ là vì Martin thấy được và nói cho tôi nghe. Bình thường hào quang của tôi màu vàng cam, khi tôi bắt đầu tụng chú Om Mani Padme Hum thì Martin cho hay là hào quang quanh đầu tôi chuyển thành màu xanh da trời.

Khi tôi tụng một bài chú khác thì hào quang cũng đổi màu. Mỗi khi tôi bắt ấn (mudra) khác nhau thì hào quang quanh tay cũng đổi màu tùy theo ấn thủ. Không những hào quang thay đổi mà luân xa liên quan đến thủ ấn cũng bị ảnh hưởng.

Qua những kinh nghiệm hợp tác với Martin và vài bạn hữu khác, vấn đề luân xa, hào quang, thể xác vi tế đối với tôi không còn là những giáo lý huyền bí hay ngoại đạo nữa mà là một chuyện hiển nhiên như việc tay tôi sờ thấy cái bàn cái ghế vậy. Người tu Mật Tông Việt Nam tụng chú theo kiểu phát âm chữ Hán.

Quý Thầy dạy tụng chú dù phát âm không đúng với tiếng Sanskrit nhưng nếu thành tâm tin tưởng vẫn có hiệu nghiệm. Sự hiệu nghiệm ở đây phần lớn là do lòng tin mà ra. Theo Mantra-Yoga thì sự phát âm đúng theo tiếng Phạn (Sanskrit) rất quan trọng.

Tiếng Phạn, còn gọi là Phạm âm tức ngôn ngữ của Chư Thiên, Phạm Thiên, không phải là âm thanh thường, mỗi chữ đều có hiệu lực rung động riêng.

Khi phát âm trúng, một Mantra (mật chú) có công năng nâng tâm thức lên bình diện cao hơn, vượt khỏi ý thức nhị biên, thể nhập vào những tầng tâm thức vi tế và từ đó tự chứng nghiệm được chân lý tuyệt đối. Ðây là một loại khoa học về âm thanh, mục đích chứng đạt chân lý, phát triển tâm linh, chứ không phải để sai khiến quỷ thần hay những quyền năng như cầu đảo mưa gió.

Mở luân xa và đánh thức con mắt thứ 3♥️👑♥️

                                                          Mở luân xa và đánh thức con mắt thứ 3

Luân xa số 6 hay còn gọi là con mắt thứ bacó khả năng mang lại những năng lực tuyệt vời. Từ đó mà ngày càng có nhiều người muốn học cách đánh thức con mắt thứ ba của chính mình.


Hãy nghĩ về một người biết đọc vầng năng lượng (vầng hào quang) hay ánh sáng năng lượng. Vầng năng lượng thật ra cũng là một lớp thông tin bổ sung bao trùm lên sự vật. Não của bạn có khả năng thu thập thông tin từ những hình ảnh xung quanh ta, nhưng bức tranh mà nó tạo ra cho bạn không chỉ giới hạn ở những gì mắt thường nhìn thấy được. Hãy xem xét những gì bạn thấy được trên trang chữ này khi bạn đang đọc nó. Không phải bạn nhìn thấy những đường nét màu đen. Mà bạn đang nhìn thấy rất nhiều từ ngữ và các khái niệm cùng ý tưởng bao trùm lên toàn bộ câu chữ.


Giờ hãy tưởng tượng bạn đang quan sát một người khác. Bạn không chỉ nhìn thấy người đó đang mặc quần áo gì. Toàn bộ mạng lưới thần kinh của bạn, tâm trí và các cơ quan cảm nhận thiết lập một ăng-ten lớn hơn và nhạy bén hơn để phát hiện ra năng lượng và những hình mẫu hoặc quy luật trước mặt bạn. Bạn sẽ tìm được rất nhiều gợi ý về đối phương như trạng thái cảm xúc, sức khỏe, độ tập trung và nhiều nhân tố khác. Con mắt thứ ba thu thập được rất nhiều thông tin và biến thông tin ấy thành vầng năng lượng phủ lên những gì mắt bạn nhìn thấy. Trong thực tế, những gì bạn nhìn thấy sẽ hơi khác so với những gì đang thật sự diễn ra; nhưng trí não bạn luôn bổ sung thông tin và giúp bạn vận dụng thông tin đó, nên trải nghiệm của bạn sẽ thay đổi. Nếu nhìn vào nghiên cứu khoa học, bạn sẽ khám phá ra rằng trí não luôn luôn hiệu đính nhận thức của chúng ta. Cho nên con mắt thứ ba dùng năng lực thần kinh tự nhiên này để bổ sung một lượng dữ liệu lớn hơn ta tưởng vào nhận thức của mỗi người.


Đọc vầng năng lượng có thể được xem là năng lực thần bí, tùy theo độ thành thạo của người sử dụng khả năng này. Nhưng thật ra nó chỉ là một kĩ năng rất thật và rõ ràng mà chúng ta có thể học được. Ai cũng có thể học cách đọc vầng năng lượng ở mức căn bản.

Những trường phái như Đạo giáo và Sa Man giáo đã phát triển nên những kĩ thuật rèn luyện bao quát để sử dụng và làm việc cùng con mắt thứ ba. Nó là một giác quan thực thụ, nhưng nó là một “siêu” giác quan và phải được sử dụng và điều chỉnh để phát triển hết tiềm năng. Nó không phải là thứ sinh ra là có sẵn để dùng ngay.

Một cách rất tốt để bắt đầu sử dụng và điều chỉnh giác quan này là kết nối với linh thú hộ mệnh hoặc học thuật “hành trình Sa Man” (thuật xuất hồn). Một tín đồ Sa Man giáo có thể hỗ trợ bạn trong việc triệu hồi linh thú hộ mệnh hoặc hướng dẫn bạn du hành bằng ý thức.

Là một người theo Đạo giáo, tôi đã luôn phát triển con mắt thứ ba của mình từ khi năm tuổi và đã có được tư tưởng đầu tiên. Khi tôi chia sẻ tư tưởng ấy với người khác, tôi ngay lập tức nhận ra rằng đa số mọi người đều không nhìn thế giới theo cách của tôi. Thật không may, tôi bị mọi người ngược đãi. Từ lúc rất trẻ tôi đã học cách giữ kín khả năng ấy và kiên nhẫn khám phá nó trong im lặng theo cách của mình. Chỉ mới gần đây tôi mới mở lời về môn học Đạo giáo này, vì có quá nhiều hiểu lầm và nhận định sai về nó.


Tôi đã có trên 40 năm khám phá con mắt thứ ba của mình, tra khảo lại tài liệu và sử dụng kiến thức nền tôi có được trong cả Đạo giáo và khoa học để tìm hiểu nó. Trong suốt thời gian đó, tôi đã tìm cách dùng từ ngữ để giải thích về con mắt thứ ba sao cho hầu hết mọi người có thể chấp nhận được. Và nhờ thế, tôi đang chia sẻ về nó trong việc giảng dạy của mình.

Nhiều người có phản xạ đè nén khả năng này, thường là để tránh bị chọc ghẹo hoặc bị gọi là người điên. Và, khi bị đè nén đủ lâu, bất kì khả năng nào cũng mai một. Bạn phải sử dụng con mắt thứ ba của mình để nó được phát huy. Hơn nữa, cách bạn dùng nó sẽ quyết định khả năng cảm thụ của nó. Vì tất cả lí do trên và nhiều lí do khác, con mắt thứ ba vẫn còn là một năng lực bí ẩn.


Những nền văn hóa khác nhau dùng những thủ thuật đa dạng để rèn luyện kĩ năng này. Ví dụ như, những tín đồ Đạo giáo rất kiên nhẫn, họ dùng hàng thập kỉ để định hình và tinh luyện khả năng này để giúp họ trở thành nhà hiền triết-nhà tiên tri và có thể nhìn thấy nhiều thông tin. Giải thích theo tính chất của khả năng này thì kinh nghiệm sẽ giúp cải thiện năng lực và độ chính xác. Vì thế, ta phải mất một quá trình dài để sử dụng thuần thục con mắt thứ ba.

Trước tiên, trong số 7 luân xa, bạn cần hiểu rằng ai cũng có con mắt thứ ba hay luân xa số 6, chỉ là tạm thời chưa hoạt động, có thể do rung động chưa tới. Một số người kết hợp với thiền sâu có thể cảm nhận con mắt thứ ba của mình động đậy, số khác sẽ thấy vị trí đó giật giật, ngứa ngứa nhưng cũng có người chẳng thấy dấu hiệu sinh lý nào. Khi thiền, nếu bạn tập trung năng lượng và tập trung tinh thần vào đúng vị trí con mắt thứ ba đó, rồi đẩy năng lượng ra từ từ, theo dõi sự nhìn của mình đi theo cường độ năng lượng. Lúc đầu, sự nhìn vẫn theo xu hướng cũ, vẫn thấy mờ mờ qua mi mắt đang nhắm, nhưng khi thực hành nhìn, sự nhìn đã có thay đổi và bắt đầu nhìn theo lối mới, theo chiều năng lượng phát ra. Sau đó, chúng ta có thể tăng giảm cường độ năng lượng phát ra của mình qua luân xa 6, tức vị trí con mắt thứ ba và theo dõi sự nhìn đồng thời. 


Lưu ý rằng việc tập luyện và sự kiên nhẫn khi mở luân xa số 6 này là rất quan trọng. Nếu bạn mở được thì là tuyệt vời, nhưng nếu không mở được cũng không quan trọng, không nên cố gắng mở bằng mọi cách. Bởi vì nếu bạn luôn đặt trọng tâm của suy nghĩ mình vào việc phải mở bằng mọi cách, bạn sẽ khó vào được trạng thái thiền sâu. Hãy thả lỏng, theo dõi sự nhìn cùng với cường độ năng lượng của mình. Đến một lúc nào đó, khi tập luyện đủ chín muồi, bạn sẽ bắt đầu thấy những điều trước mặt, đôi khi sẽ tối om nhưng bạn có thể cảm nhận được độ sâu của sự tối om đó. Nó không còn là một màn đen mà có thể là một hố sâu đen trước mặt và lúc này bắt đầu xuất hiện sự thay đổi về không gian nhìn. Hãy luôn cẩn thận với con mắt thứ ba của bạn!

SỰ THẬT VỀ CON MẮT THỨ 3 HAY CÒN GỌI LÀ GIÁC QUAN THỨ 6 ( THIÊN NHÃN)



Sự thật giật mình con mắt thứ ba huyền bí của loài người

Gốc
Trong nhiều tôn giáo, tín ngưỡng cổ xưa của nhân loại, con mắt thứ ba được đề cập đến khá nhiều với những khả năng thần bí, khó lý giải.



Con mắt thứ ba còn được gọi là Huệ nhãn hay Tuệ nhãn, Thần nhãn, Thiên nhãn thông... Khái niệm này con mắt thứ 3 được đề cập nhiều nhất trong Phật giáo Ấn Độ, Yoga và các kinh điển của phật giáo Tây Tạng.
Theo một số tài liệu, những người sở hữu con mắt thứ ba thường được cho là những người sở hữu siêu năng lực, có khả năng nhìn thấu tương lai - quá khứ, thần giao cách cảm, chuyển di tư tưởng, giao tiếp từ xa, khả năng thu nhận kiến thức trực tiếp từ trí tuệ của vũ trụ, đọc ý nghĩ của người khác hay khám bệnh tâm linh... Chính vì vậy, con mắt thứ ba được cho là nơi siêu sức mạnh của con người trú ẩn.
Các chuyên gia khoa học cho hay trong bộ não con người có một phần nhỏ gọi là tuyến quả thông (gọi tên theo hình dáng của nó) thường được xem như
con mắt thứ ba ở giữa trán. Nó nằm ở gần chính giữa não, nằm giữa hai bán cầu não. Vì thế nhiều người không nhận được thông tin từ con mắt thứ ba.
Tuyến quả thông cũng chính là cánh cổng chính giữa thể xác và thế giới tâm linh của con người. Một khi tuyến quả thông được đánh thức, con mắt thứ ba sẽ được đồng nhất với trí tuệ con người.
Điều đó khiến cho con người sở hữu khả năng siêu nhiên, biết tất cả mọi thứ đang diễn ra ở nơi cách xa, không nghe không nhìn thấy được. Thậm chí, người sở hữu con mắt thứ ba còn có thể hiểu và điều khiển được ý nghĩ người khác. Khi đó, trí tuệ của con người vượt ra khỏi giới hạn thể xác.
Tuy nhiên, rất ít người thành công trong việc đánh thức con mắt thứ ba. Nhưng cũng có một số người tuyên bố từ khi sinh ra đã sở hữu con mắt thứ ba. Một vị giáo sư ở Mỹ từng tiết lộ có con mắt thứ ba sau khi chào đời. Do khác biệt với mọi người nên bà thường bị châm chọc, trêu ghẹo.
Vì vậy, bà hay dùng tóc để che con mắt thứ ba, tránh ánh mắt kỳ thị, soi mói của người đời. Theo chia sẻ của nữ giáo sư này, con mắt thứ ba có tác dụng đặc biệt mà người thường không thể biết được.
Một số trường hợp đánh thức được con mắt thứ 3 thông qua yoga, thiền và các phương pháp khác. Cũng có trường hợp sở hữu siêu năng lực của con mắt thứ 3 sau khi trải qua một biến cố lớn.
Trong số đó, những trường hợp sở hữu con mắt thứ ba nhờ quá trình tu luyện và thiền tập có lẽ là những nhà Yoga và các Lạt ma Tây Tạng. Những người tập thiền hoặc yoga đều biết đến 7 vùng luân xa năng lực. Trong khi người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy “Chakra” thì người Hindu (Ấn Độ) gọi là “luân xa”. Trong 7 luân xa đó, luân xa 6 là điểm xoáy quan trọng nhất nằm ở gốc mũi, giữa hai mắt và lông mày. Chính vì vậy, luân xa 6 còn được gọi là "con mắt thứ ba" hay là "giác quan thứ 6".
Nếu người nào trải qua xuất sắc quá trình luyện tập, mở được luân xa 6 thì sẽ đạt tới cảnh giới cao bởi khi đó, trí tuệ sẽ trở nên thông suốt, có khả năng thấy rõ mọi vật. Đồng thời, họ cũng có khả năng dự đoán được nguy hiểm từ khi chúng chưa xảy ra (hay còn gọi là giác quan thứ 6), đọc được suy nghĩ của người khác, di chuyển các đồ vật trong không gian... Tuy nhiên, có rất ít trường hợp mở được luân xa 6.
Sóng âm kích hoạt khai mở con mắt thứ 3 cực mạnh

NÊN CO CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ MẬT TÔNG KIM CƯƠNG THỪA TÂY TẠNG

NÊN CÓ CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ 
KIM CƯƠNG THỪA -MẬT TÔNG TÂY TẠNG


A Di Đà Phật!Trong khi tại Việt Nam ,tín đồ đạo Thiên Chúa ,Tin lành mỗi lúc một tăng ... theo đó tín đồ Phật giáo mỗi lúc một giảm. Từ một nước gắn liền với văn hóa Phật giáo hàng nghìn năm ,có lượng người theođạo Phật từ 80 đến hơn 90%... trong vài thập niên chỉ còn 45-50% ... Số người bỏ đạo ngày càng tăng vàchúng ta chưa có biện pháp nào để cải thiện tình trạngđó .Điều này ko khiến các vị lo lắng ?Trong bối cảnh đó , Pháp hội Kim Cương thừa của dòng truyền thừaDrukpa (cũng là giáo pháp của Đức Phật) với bao thiện hạnh làm lợi lạc hết thảy các chúng hữu tình như vậy,sự kiện này như một ngọn gió lành, một phúc duyên lớn thu hút hàng triệu người Viêt đến với Giáo Pháp củaĐức Phật như vậy ... thế mà các vị lại cho là mối nguy hại ??? Các vị sợ bị đồng hóa, cho đấy là hướng ngoại ??? Vậy cho con hỏi chư tôn Đức việc hướng Trung Quốc có phải là hướng ngoại không ? Việc chư tăngchư ni củ chúng ta đi du học ở các nước Trung Quốc,Tích LanẤn Độ có gọi là hướng ngoại hay ko? Tất cả đều là muốn hoành dương giáo pháp Đức Phật phổ độchúng sinh... 


Đức Phật dạy 84000 pháp môn để đối trị với 84000phiền nãotùy căn cơ và duyên của mỗi người mà chọn pháp tu phù hợp cho riêng mình. Nhưng dù bạn tu theotịnh độ, thiền, trì chân ngôn hay bất kì pháp môn nào cũng ko ngoài mục đích giác ngộ phật tri kiến. Thế mới nói : pháp Phật ko phân cao thấp... chính vì vậy chúng ta không nên sanh tâm chấp trướcphân biệt kể cả về mặt danh xưng vì đó có thể là do truyền thống riêng của họ,quan trọng là họ đã có những thiện hạnh gì ? những công hạnh gì ? lợi ích cho chúng sinh trên con đường bồ tát hạnh của họ. và nếu được xin hãy tìm hiểu về kim cương thừa( mật thừa) cũng như dòng truyền thừa Drukpa tồn tại cả nghìn năm của Tây Tạng www.drukpavietnam.org bạn sẽ hiểu vì sao người dân ở đấy xem ngài là hiện thân của ngài Quán Thế Âm... ko phải tôi nói hay Ngài tự xưng ...
Bản thân Tôi cũng như nhiều phật tử Việt Namkhông hề hướng ngoại khi chọn pháp tu hay bậc minh sư cho riêng mình... tất cả đều do chữ tùy duyên mà đến ... hết sức tự nhiên ... cả gia đình tôi hiện vẫn theopháp môn tịnh độ ... Phât giáo du nhập qua Việt Namtrước Trung Quốc hai thế kỉ và trước Tây Tây Tạngnhững năm thế kỉ, đất nước chúng ta đã sinh ra biết bao nhiêu nhà sư đắc đạo ,  ẩn mình tu tập, khi quốc gia có biến thì đem đức độ của mình để cứu nhân giúp nước ... như Mãn Giác Thiền Sưthiền sư Vạn Hạnh ... hay nổi bậc là vị vua từ bỏ hết mọi danh vọng ,vinh hoa,phú quý ... sáng lập nên dòng thiền trúc lâm Yên tử , hai nhục thân bất hoại của hai vị sư đắc đạo ở chùa Đậu hay trái tim của bồ tát Thích Quảng Đức mãi là niềm tự hào của bất kì người phật tử Việt nào

Riêng pháp tu mật tông kim cương thừa không phải ai tu cũng được, người tu mật được ví như con rắn trong ống tre hoặc đi lên (đạt quả vị giải thoát) hoặc đi xuống (đọa địa ngục) nếu tu sai phương pháp ... cho nên khi tu mật ngoài việc phải có một nền tảng căn bản kiến thức về phật pháp thì người thầy hướng đạo (kim cương thượng sư) là vô cùng quan trọng. Mật thừa truyền theo hai đường, đường sang Trung Quốc làĐông Mật, đường sang Tây Tạng là Tây Mật.Tuy nhiên, dòng Đông Mật qua thời gian đã trở thành dòng truyền thừa gián đoạn, tất cả chân ngôn chỉ còn nằm trong kinh sách ... và người tu dễ bị "sa hầm sụp hố" có người bị điên loạn,sinh tà kiến vì động cơ không thanh tịnh(cầu thần thông,luyện bùa phép ...) riêng Tây Mật làdòng truyền thừa không gián đoạn suốt cả ngàn năm ... các vị lạtma hóa thân liên tục (Đạt lai đạt ma là một minh chứng về việc hóa thân được cả thế giới công nhận ... ngài cũng là hiện thân của ngài Quán Thế Âm... người ta cũng gọi ngài là "phật sống")để hướng dẫngiáo hóa chúng sinh trên đường giải thoát ... người đệ tử được quán đảnh trước khi hành trì bất kỳ pháp tu nào để nhận được ân phúc gia trì từ bậc thượng sư, được sự hướng dẫn tu theo thứ lớp, sự dìu dắt nâng đỡcủa các thầy giáo thọ ... để đảm bảo người tu không đi sai đường …
Mật tông của người Tây Tang sẽ mãi mãi nằm trong tấm màng bí mật nếu như người Trung Quốc không xâm lăng và biến Tây Tạng thành khu tự trị ... kiếp nạn đó đã được huyền ký trên vách đá trước đó hàng trăm năm ... Tuy nhiên, đó cũng là nhân duyên khiến cho kim cương thừa theo chân các vị Lat ma tỏa ra khắp thế giới (tham khảo ở cuốn sách "Các Vị Lạt Ma Hóa Thân"sẽ rõ hơn) ... và nhân duyên đó cũng được đến với Việt Nam một cách tự nhiên và được nhiều phật tửđón nhận ... Theo đó ,chúng ta không thể coi đó là trào lưu hay tư tưởng hướng ngoại được ... tất cả đều tùy duyên quý vị ạ. Thiết nghĩ,một người phật tử học phậtchân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình đểtìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn.


A Di ĐÀ Phật! Kính thưa thầy Thích Nhật Từ! Con là người rất kính ngưỡng và tri ân thầy vì nhờ vào những thời thuyết pháp,những buổi tọa đàm,qua những băng đĩa kinh sách của thầy đã cho con những chính kiếnkhi bước đầu vào đạo.Tất cả bài giảng của thầy không mông lung,mơ hồ không mê tín mà rất  gần gũi cuộc sống của chúng con.Con còn nhớ trong một chuyếnhoằng pháp của thầy ở hải ngoại,có một vị phật tử đãtán thán công đức của thầy bằng một bài thơ,và câucuối cùng vị ấy đã gọi thầy là “ A la hán thời nay”.Khi đấy ,thầy đã từ bi ban cho vị tu sĩ ấy một nụ cười vô thưởng vô phạt. Rõ ràng,bản thân thầy không hề tự xưng mình là A la hán,cũng không hề muốn người khác gọi mình như thế.Như vậy có phải vị phật tử kia vì "lạm xưng","sùng bái cá nhân thầy" hay vì "cuồng tín" mà gọi thầy là Alahan?hay vì thầy là một bậc có giáo phẩm cao của GHPGVN mà vị ấy gọi thầy như thế?Hoàn toàn không phải vậy. Vị phật tử ấy vì kính ngưỡng vô số cáccông đức,vô số các thiện hạnh và lòng từ bi của thầy với tất cả chúng sinh.Thầy đã dìu dắt,dạy dỗ và định hướng cho hàng tăng ni cách truyền bá chánh pháptheo đúng tinh thần Phật Giáo.Thầy đã bỏ công biên dịch bao nhiêu kinh sách cho hậu thế, trong đó có cuốn kinh dành cho người phật tử mới bắt đầu tìm hiểuvề đạo Phật để đạo Phật thật sự đi vào cuôc sống.Và có lẽ ở Việt Nam,Thầy là người đầu tiên mang ánh sáng Phật pháp soi dọi tới những chỗ tối tăm nhất củaxã hội,nơi được coi như địa ngục trần gian :Nhà tù. Chính những nơi tận cùng dưới đáy xã hội như thế,thầy đã dánh thức lương tri của bao nhiêu con người, thầy đã gieo những hạt từ tâm vào những tâm hồn tội lỗiđưa họ về với chánh pháp …. Và với vô số cá công hạnhkhác,trong con mắt của hàng Phật tử sơ cơ chúng con,thì Thầy chính là một vị bồ tát,một vị Alahan,một vị Phật sống. Và đối với ngài Gyalwang Drukpa cũng vậy, những công hạnh lợi tha của mình và lòng từ bi vô điều kiện với hết thảy chúng sinh đã được Liên Hiệp Quốctiếp tục vinh danh Ngài là “Bậc Bảo Hộ của vùng Himalaya” cho những đóng góp giúp bảo tồn môi trường tháng 9/2013. Nương ân đức và nỗ lực của Ngài, Truyền thừa Drukpa hiện vẫn duy trì hệ thốngkhoảng một ngàn tự viện tại các vùng miền trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Lahaul, Kinnaur, Nepal, Bhutan, Sikkim,... và còn được hoằng truyền rộng khắp thế giới với sự hiện diện của cácTrung tâm tại Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam), Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Monaco, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan), Châu Mỹ La tinh (Argentina, Peru, Mexico) và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ. Ngài đồng thời khởi xướng nhiều dự án, sách tấn và truyền cảm hứng thực hành thiện hạnhđến đông đảo đại chúng. Năm 2007, Ngài sáng lậpphong trào từ thiện quốc tế Live to Love, đến nay đã được mở rộng trên phạm vi 16 quốc gia, tập trung vào những dự án thiết thực như bảo vệ môi trường, cứu trợnhân đạogiáo dục, hỗ trợ y tế, và bảo tồn di sản. Cáctình nguyện viên Live to Love tích cực tham gia vào cáchoạt động thiện hạnh như xây dựngvận hành các trường học, trạm xá, tổ chức chương trình khám chữa bệnh từ thiện, các chương trình phẫu thuật mắt (Eye camp)[ miễn phíhoạt động tiếp tế cứu trợ cho những vùng gặp thiên taitham gia trồng cây, bộ hành nhặt rác, giúp nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóagìn giữ môi trường trong những chuyến bộ hành triều bái các thánh địa kéo dài hàng tháng trời. Các nỗ lực và đóng góp trên phương diện thiện hạnh xã hội của Ngài đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng tôn quý như cúp “Anh hùng xanh”, giải “Thành tựu trọn đời” của Chính phủ Ấn Độ. Ngài cũng đượcThái tử Charles của Vương quốc Anh và Ban tổ chức Giải thưởng Trái đất thỉnh mời tham gia Ủy ban Giám khảo của giải thưởng cao quý này. Tháng 9 năm 2010, Đức Pháp Vương được Liên Hiệp Quốc trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” … Tất cả những điều đó không đủ cho chúng ta tán thán và noi theo hay sao? Theo đó,ngài mang theonhững thiện hạnh đến với đất nước và con người Việt Nam Đồng thời mang những hình ảnh và văn hóa củaViệt Nam quảng bá cho toàn thế giới, chính là phúc duyên lớn của chúng ta.Ngài đến đường đường chính chính theo cổng chính thức và được sự chấp thuận vàtiếp đón của Ban tôn giáo chính phủ,của phó thủ tướngNguyễn Xuân Phúc và giáo hội PGVN từ năm 2007… cách đây gần 10 năm. Giờ đây,chỉ vì chấp vào danh xưng mà có nhiều vị phật tử chưa hề tìm hiểu về Tam Thừa Phật Giáo Tinh Túy,chưa hề biết gì về kim cương thừa càng chưa học và thực hành giáo pháp của ngài đã chê bai phỉ bán chánh pháp … gọi ngài là phàm tăng,giáo pháp của ngài là mê tín , dị đoan … chỉ xét về góc độ giao lưu giữa các nền văn hóa đã là không phải phép huống gì xét về vấn đề nghiệp quả của đạo phật.Phật cũng dạy người tu nên nhìn lỗi của mình hơn là nhìn lỗi của người.
Vì vậy,Con thấy chư Tôn Đức nên định hướng cho phật tử có cái nhìn đúng đắn và vui mừng vì thông qua những pháp hội như thế cho chúng ta thấy dân ta vẫn rất rất nhiều người hướng về Tam bảo ... xin tùy hỉ công đức các vị.Adidaphat

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

TOP SIÊU PHẨM PHIM HOẠT HÌNH 3D ANIME TIÊN HIỆP VÀ TÂM LINH HUYỀN BÍ HAY NHẤT HIỆN NAY

  🤩🤩🤩SIÊU PHẨM PHIM HOẠT HÌNH 3D TIÊN HIỆP TRUNG QUỐC TINH THẦN BIẾN PHẦN 4 VIETSUB SIÊU HAY                                XEM PHIM ¥. T...

GHÉ XEM BÀI VIẾT CÓ LƯỢT TRUY CẬP NHIỀU NHẤT THANKS