CHỦ ĐỀ : MẸO CHỮA BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC DÂN GIAN HIỆU QUẢ
CHỮA VIÊM HỌNG BẰNG MẸO THẢO DƯỢC DÂN GIAN
Chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian hiện đang là xu hướng được nhiều người bệnh áp dụng. Bởi những phương pháp này không quá phức tạp, dễ dàng thực hiện tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, đặc biệt là không gây tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi. Để tìm hiểu thêm về các phương pháp này, mời bạn đọc tham khảo một số thông tin dưới đây.
¥. Chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian
Chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Hầu hết các phương pháp chữa này đều sử dụng sử dụng những loại thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính. Bởi vậy, nó phù hợp với nhiều đối tượng trong đó phải kể tới trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú – là những người có sức đề kháng kém nhưng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh.
1. Chữa viêm họng tại nhà bằng mật ong
Theo y học hiện đại, mật ong không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và khả năng chống nấm hiệu quả. Trong quan niệm của Đông y, mật ong có tính bình, vị ngọt thanh, là thành phần trong nhiều bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng. Nguyên nhân là do nó có tác dụng bổ phế, kháng viêm, chỉ thống, giải độc hiệu quả.
Để chữa viêm họng, người bệnh có thể sử dụng mật ong nguyên chất pha cùng nước ấm uống từ 3 – 5 lần/ ngày. Sau 3 ngày, các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát, sưng tấy cổ họng cũng giảm đi rõ rệt.
¥. Ngoài cách này, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một trong số những cách sau:
Chanh kết hợp với mật ong: Dùng nước cốt chanh pha với mật ong nguyên chất và nước ấm, uống từ từ để dung dịch chảy qua thành họng. Hỗn hợp này có tác dụng giảm sưng, kháng viêm rất hiệu quả nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày, nhất là vào buổi sáng sớm.
Tỏi kết hợp với mật ong: Dùng tỏi cắt lát ngâm với mật ong từ 3 – 5 ngày. Sau đó ngậm trực tiếp lát tỏi trong miệng cho tới khi không cảm nhận được vị thì lấy miếng tỏi ra ngoài. Người bệnh cũng có thể giã nát tỏi rồi ngâm với mật ong dùng dần.
Mật ong với gừng tươi: Dùng gừng tươi ép lấy nước rồi pha với mật ong nguyên chất. Ngậm hỗn hợp trong miệng, từ từ nuốt để nước chảy qua thành họng. Hỗn hợp này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và làm dịu các cơn đau rát cổ họng rất hiệu quả.
2. Chữa viêm họng bằng gừng
Gừng vốn là thành phần quen thuộc của nhiều bài thuốc trị ho, đau họng. Sở dĩ như vậy bởi gừng có tính ấm, vừa có tác dụng diệt khuẩn tại vùng viêm nhiễm vừa bổ phế, cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.
Chữa viêm họng tại nhà bằng gừng
Bên cạnh việc kết hợp gừng với mật ong, người mắc bệnh viêm họng có thể sử dụng gừng theo các cách sau:
Trà gừng: Dùng gừng tươi rửa sạch, thái lát hoặc đập dập rồi cho vào cốc nước nóng. Để từ 5 – 10 phút cho hoạt chất trong gừng tan vào nước rồi thêm chanh, mật ong hoặc đường phèn, khuấy đều, uống khi còn ấm. Sử dụng trà gừng 2 – 3 lần/ ngày không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm họng mà còn cải thiện sức khỏe rất hiệu quả.
Gừng và hành củ: Sử dụng khoảng 60g gừng cùng hành khô thái nhỏ, đun sôi cùng nước. Sau đó đem nước đi xông hơi mũi, miệng từ 15 – 20 phút. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để hiệu quả tốt nhất.
Gừng và muối: Dùng gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi trộn với muối tinh. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng cho tới khi không còn mùi vị thì nhả ra và súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện việc này mỗi ngày liên tục trong vài ngày các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
3. Chữa viêm họng tại nhà bằng tía tô
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và nhất là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng. Trong khi đó, Đông y nhận định, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Cũng bởi vậy mà loại lá này thường được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà.
Dùng lá tía tô chữa viêm họng tại nhà
¥. Với nguyên liệu là lá tía tô, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách sau:
Cháo tía tô: Dùng lá tía tô nấu cháo khi bị viêm họng. Cháo tía tô không chỉ giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn rất tốt cho cổ họng của người bệnh. Bởi cháo ở dạng mềm, có thể đi qua cổ họng dễ dàng mà không gây ma sát với thành họng đang bị tổn thương.
Dùng nước lá tía tô: Dùng lá tía tô, lá trà xanh, mận tươi, đại táo giã nhuyễn đun sôi cùng 500ml trong 20 phút. Khi nguội, chắt lấy nước, dùng nước uống 3 lần/ ngày cho tới khi khỏi bệnh.
4. Chữa viêm họng bằng tỏi
Từ xa xưa, tỏi đã là vị thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh nhất là các bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân là bởi tỏi chứa nhiều hoạt chất allicin, liallyl, ajoene,… là những chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Hơn nữa, tỏi cũng rất an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bài thuốc chữa viêm họng bằng tỏi được rất nhiều người tin dùng.
Tỏi có tác dụng chữa viêm họng hiệu quả
¥. Với nguyên liệu là tỏi, người bệnh có thể áp dụng một trong số những cách sau:
- Tỏi, mật ong hấp cách thủy: Dùng tỏi đập dập, thêm mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Khi hỗn hợp nguội bớt có thể ăn cả bã lẫn nước. Nên ăn 3 lần/ ngày, trước ăn 15 phút và kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày để có hiệu quả tối ưu nhất.
- Tỏi ngâm mật ong: Dùng tỏi đập dập ngâm với mật ong tối thiểu trong 3 ngày. Khi sử dụng, lấy khoảng 3 thìa tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm, uống 2 lần/ ngày vào sáng và tối.
5. Chữa viêm họng tại nhà bằng lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm, đi sâu vào kinh phế, tỳ, vị nên thường được dùng để khu phong, tán hàn, rất hiệu quả trong các bệnh đường hô hấp.
Để đẩy lùi tình trạng viêm họng một cách hiệu quả, ông bà ta đã kết hợp giữa trầu không và một số thành phần khác.
- Trầu không và mật ong: Lá trầu không sau khi rửa sạch, giã nát, thêm khoảng 300ml nước sôi, ngâm thêm 20 phút. Sau đó, chắt nước bỏ bã, thêm 6 thìa mật ong nguyên chất và nước cốt, khuấy đều và uống ngày 2 lần sau bữa ăn.
- Trầu không và gừng: Rửa sạch lá trầu không, gừng rồi giã nát. Đổ nước sôi vào hỗn hợp sau khi giã và ngâm khoảng 20 phút. Lọc hỗn hợp, bỏ bã, lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn.
- Trầu không và củ nén: Làm tương tự cách chế biến trầu không với gừng ở trên. Phương pháp này thường dùng cho các mẹ bầu bị viêm họng.
6. Cách chữa viêm họng bằng rau diếp cá
Theo quan điểm Đông y, diếp cá có tính mát, vị chua, có tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn, giảm sưng viêm. Vì vậy diếp cá không chỉ được sử dụng để điều trị viêm họng mà còn được dùng để chữa các bệnh khác liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan hay viêm phổi.
Dùng rau diếp cá chữa viêm họng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét